1

Dùng thuốc an thần kinh mới trong trầm cảm kháng trị - bệnh viện 103

1. Trầm cảm chủ yếu kháng trị

Trong vòng 25 năm qua, có 15 loại thuốc chống trầm cảm mới được áp dụng vào điều trị trầm cảm chủ yếu. Đó là các thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin, ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin, thuốc chống trầm cảm đa vòng (mirtazapine). Còn các thuốc chống trầm cảm 3 vòng thì ít được sử dụng hơn trước do khả năng dung nạp kém.

Mặc dù vậy, chỉ khoảng 60-80% số bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, số còn lại đáp ứng kém hoặc không đáp ứng điều trị bằng các thuốc trên. Các bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đã được điều trị bằng 2 thuốc chống trầm cảm trở lên, đủ liều, đủ thời gian mà không có kết quả thì gọi là trầm cảm kháng trị.

Nhiều nghiên cứu nhận thấy nếu kết hợp thuốc chống trầm cảm với các thuốc an thần mới thì hiệu quả điều trị trầm cảm chủ yếu tăng lên rõ rệt, giảm tỷ lệ kháng trị ở các bệnh nhân này.

Cơ chế điều trị của thuốc an thần kinh mới đến nay chưa được rõ, nhưng có vài giả thuyết về tác dụng chống trầm cảm của các thuốc an thần kinh mới.

Giả thuyết được thừa nhận rộng rãi nhất là tác dụng của thuốc ức chế 5-HT2A, kích hoạt thụ cảm thể 5-HT1A, ức chế thụ cảm thể 5-HT2C, ức chế sự vận chuyển norepinephrine ở não [1]. Thực ra, thuốc an thần mới có nhiều loại với cơ chế tác dụng không hoàn toàn giống nhau nên cơ chế điều trị trầm cảm của chúng cũng không giống nhau.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả điều trị trầm cảm chủ yếu, đặc biệt là các bệnh nhân kháng trị của  các thuốc an thần kinh mới, do vậy đã có những hướng dẫn cụ thể sử dụng các thuốc này.

Theo Hội Tâm thần học Hoa kỳ, các bệnh nhân trầm cảm chủ yếu kháng trị cần được khắc phục bằng cách tăng thuốc chống trầm cảm lên liều tối đa, thay đổi thuốc chống trầm cảm, kết hợp với các thuốc khác, kết hợp với liệu pháp tâm lý hoặc điều trị bằng sốc điện.

Trong thực tế, các thuốc được phối hợp ở đây là thuốc chống trầm cảm khác nhóm, lithium, thyroid hormone hoặc thuốc an thần kinh mới. Các thuốc an thần kinh mới đã chứng tỏ hiệu quả điều trị chống trầm cảm, nhưng chúng có nhiều điểm bất lợi đó là làm tăng chi phí điều trị và có một số tác dụng phụ.

2. Hiệu quả phối hợp điều trị chống trầm cảm của các thuốc an thần kinh mới

Các thuốc an thần kinh mới hay được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng là aripiprazole, olanzapine, quetiapine, risperidone và ziprasidone. Các thuốc ít được nghiên cứu hơn là clozapine và paliperidone [2].

Aripiprazole

  • Trong 4 nghiên cứu mù đôi về tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm chủ yếu của aripiprazole cho thấy liệu pháp này có hiệu quả điều trị tốt với các trường hợp trầm cảm kháng trị.Liều thuốc trung bình là 10-12mg/ngày.Fava và cộng sự sử dụng liều thấp (2–5 mg/ngày) thì nhận thấy hiệu quả điều trị là không đáng kể.
  • Thuốc có một số tác dụng phụ như mệt mỏi, thất điều, buồn ngủ, táo bón, khô miệng, run tay [3].

Quetiapine

  • Quetiapine và quetiapine XR đã được sử dụng trong 4 nghiên cứu mù đôi.McIntyre và cộng sự nhận thấy rằng với liều quetiapine trung bình là 182 mg/ngày thì hiệu quả chống trầm cảm xuất hiện rất sớm và rõ rệt.
  • Còn Garakani và cộng sự khi sử dụng liều 100mg quetiapine/ngày nhận thấy không có sự khác biệt so với dùng thuốc chống trầm cảm đơn thuần. Có 2 nghiên cứu đã chứng minh nếu sử dụng liều quetiapine 150 và 300mg/ngày thì hiệu quả chống trầm cảm đều rõ ràng ngay sau 8 ngày điều trị.
  • Yargic và cộng sự nhận thấy khi kết hợp thuốc chống trầm cảm với quetiapine không kháng trị thì hiệu quả điều trị cũng tốt hơn hẳn so với các bệnh nhân chỉ được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.

Có 7 nghiên cứu mù đôi về hiệu quả của quetiapine XR monotherapy trong điều trị trầm cảm chủ yếu. Các nghiên cứu này đã chứng minh quetiapine XR monotherapy cải thiện rõ ràng các triệu chứng của trầm cảm. Cutler và cộng sự nhận thấy quetiapine XR phối hợp với duloxetine hoặc không phối hợpđều có tác dụng điều trị trầm cảm, trong đó nhóm bệnh nhân dùng quetiapine XR phối hợp với  duloxetine có sự cải thiện rõ ràng ngay sau 7 ngày điều trị.

Risperidone

  • Có 3 nghiên cứu mù đôi về tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm của risperidone.Mahmoud và cộng sự nhận thấy có sự cải thiện rõ rệt ở nhóm bệnh nhân được dùng thêm 2mg/ngày so với nhóm bệnh nhân chỉ được dùng thuốc chống trầm cảm [6].Reeves và cộng sự nhận thấy ý định tự sát giảm rõ rệt ở các bệnh nhân trầm cảm kháng trịkhi được phối hợp điều trị bằng risperidone 2mg/ngày.
  • Keitner và cộng sự thì nhận thấy nhóm bệnh nhân được dùng thuốc chống trầmphối hợp với risperidone cải thiện tốt hơn hẳn nhóm bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm kết hợp placebo.
  • Trong 2  nghiên cứu khác của Rapaport và Alexopoulos đều cho thấy các bệnh nhân trầm cảm kháng trị khi được điều trị bằng citalopram kết hợp với risperidone có kết quả tốt hơn và ít tái phát hơn so với nhóm bệnh nhân được dùng citalopram kết hợp với placebo.
  • Risperidone nhìn chung được dung nạp tốt, tác dụng phụ hay gặp là tăng cân, tăng prolactin, khô mồm, buồn ngủ và đau đầu.

Olanzapine

  • Có 3 nghiên cứu mù đôi so sánh tác dụng điều trị của olanzapine kết hợp fluoxetine với thuốc chống trầm cảm truyền thống cho các bệnh nhân trầm cảm kháng trị.
  • Shelton và Corya nhận thấy sự phối hợp giữa fluoxetine và olanzapine không cho kết quả tốt hơn nhóm bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm truyền thống ở cuối liệu trình, nhưng tác dụng điều trị xuất hiện sớm hơn [7].
  • Còn Thase và cộng sự lại nhận thấy sự phối hợp thuốc fluoxetine và olanzapine cải thiện triệu chứng trầm cảm tốt hơn và sớm hơn so với nhóm chỉ dùng thuốc chống trầm cảm.
  • Trong một nghiên cứu 76 tuần điều trị bằng fluoxetine cộng với olanzapine cho thấy sự phối hợp này là an toàn, bệnh nhân cải thiện triệu chứng sớm, ngay sau 4 ngày điều trị.
  • Bệnh nhân tăng trung bình 5,6kg cân nặng, 31% số bệnh nhân tăng hơn 10% khối lượng. Ngoài ra, tác dụng phụ hay gặp là buồn ngủ, ăn ngon miệng, tăng cholesterol, đau đầu và khô miệng.Tăng cân dược coi là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bỏ điều trị ở một số bệnh nhân.

Ziprasidone

Hai nghiên cứu nhóm nhỏ không nhận thấy ziprasidone có tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm kháng trị [8].

Clozapine

  • Quante và cộng sự nghiên cứu tác dụng điều trị trầm cảm kháng trị của clozapine ở các bệnh nhân đã thất bại sau 5 lần sốc điện.Các bệnh nhân này tiếp tục được điều trị bằng sốc điện phối hợp với clozapine.
  • Cả 5 bệnh nhân (2 bệnh nhân trầm cảm đơn cực và 3 bệnh nhân trầm cảm lưỡng cực) đều cho thấy sự cải thiện rõ ràng, tuy nhiên sự dụng nạp là kém, 2 bệnh nhân đã bỏ điều trị [9].

Paliperidone

Yang và cộng sự nhận thấy bệnh nhân trầm cảm dùng venlafaxine cộng vớipaliperidone.Các bệnh nhân này có sự cải thiện rõ rệt, ngủ tốt và hết 1 mệt mỏi sau 1 tuần điều trị.Các bệnh nhân này hết triệu chứng sau 3 tuần điều trị và hầu như không có tác dụng phụ gì đáng kể [10].

Kết luận

Một số thuốc an thần kinh mới như aripiprazole, quetiapine, olanzapine và risperidone có tác dụng rõ rệt trong hỗ trợ điều trị trầm cảm kháng trị. Tuy nhiên, các thuốc này đều có tác dụng phụ chung là gây tăng cân. Đây là điều cần lưu ý khi bệnh nhân điều trị kéo dài.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây