" Dự vị còn sót lại " của ngày Tết
HẠT DƯA to còn sót lại dư vị ngày tết, một đầu bầu, một đầu siêu nhọn bé ngậm chơi rồi hóc sặc sâu vào lòng phế quản bên phổi phải đã được ekip khẩn trương gắp bằng ống nội soi đầy khéo léo. Nhiều biến chứng viêm xẹp phổi, ứ khí tràn khí đường thở và màng phổi sẽ xảy ra nếu không kịp thời soi gắp..
Ngay tối qua, thủ thuật cấp cứu đặt ra ngay sau tiếp nhận bé gái T.N.T.N từ gia đình, ẵm vội đứa bé 18 tháng từ Lâm Đồng xa xôi chạy thẳng vào cấp cứu Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố, sau khi phát hiện bé nắm bốc hạt dưa ăn, hóc sặc và ho sặc sụa, bé khò khè suốt và quấy khóc hoảng loạn, nhưng khi lên bàn mổ con lại rất hợp tác với ekip gây mê an toàn, ekip nội soi bình tĩnh và chăm chú tỉ mỉ, bệnh nhi ít đau, mau hồi phục, không sẹo đường thở và ít cần dùng thuốc, có thể xuất viện trong nay mai..
"Không chỉ hạt dưa, các dị vật gây khó chịu nhất là hạt sapoche, hạt mãng cầu. Những hạt này trơn tuột rất khó gắp, nhiều hạt to chèn ép gây xẹp và ứ khí một phổi, chỉ còn một phổi thông khí nên rất khó kiểm soát, nhiều biến chứng viêm xẹp, tràn khí màng phổi, áp xe phổi kéo dài và dễ nguy kịch nếu để lâu không phát hiện." TS BS Trịnh Hồng Nhiên, thủ lĩnh ekip nội soi, trưởng khoa Hô Hấp chia sẻ.
Điều cha mẹ cần biết là tai nạn nuốt dị vật ở trẻ em nói riêng hết sức phổ biến. Lý do là trẻ đang ở giai đoạn lớn và phát triển, bắt đầu biết bò và biết cầm nắm. Khi đó trẻ chỉ có ba bộ phận để cảm nhận và tương tác với môi trường xung quanh là tay, mắt và miệng, các cháu chưa có tri giác nhận thức và ý thức về sự nguy hiểm.
Phụ huynh không nên cho trẻ đùa nghịch, cười đùa, khóc to, sợ hãi khi ăn, hay chơi các đồ chơi nhỏ, vì trẻ nhỏ hay ngậm, mút đồ chơi, khiến chúng dễ rơi vào đường thở. Cũng nên thận trọng với những thức ăn có thể làm cho trẻ mắc dị vật như: hạt đậu lạc, hạt trái cây to, ngô bắp, vỏ tôm, cua... để hạn chế những tai biến đáng tiếc xảy ra.
BS CK1 Võ Thành Nhân - Khoa Hô Hấp