1

Điều trị ngoại khoa bệnh Basedow - bệnh viện 103

I. Đại cương

  •  Bệnh Basedow còn có nhiều tên gọi khác nhu : Bệnh Graves , Bệnh bướu giáp lan toả nhiễm độc
  •  Là một bệnh nội tiết nặng và khá phổ biến , có biểu hiện bệnh lý nổi bất là Bướu giáp to và lan toả ,đồng thời tiết quá nhiều  hocmon giáp trạng gây nhiễm độc cơ thể

II. Nguyên nhân

  •  Các chấn thương tâm lý
  •  Nhiễm trùng
  •  Yếu tố di truyền , thể trạng

Một số các yếu tố khác như dùng quá nhiều iot , không rõ nguyên nhân

III. Bệnh sinh

  •  Thuyết rối loạn điều chỉnh của trục Dưới  đồi – tuyến yên –tuyến giáp
  •  Thuyết rối loạn tự miễn dịch : phát hiện được nhiều tự kháng thể kháng tuyến giáp có tác dụng kích thích tuyến giáp to ra và cường chức năng

IV. Triệu chứng:

1. Lâm sàng :

  •  Bướu giáp to , thường to lan cả hai thuỳ
  •  Mắt lồi
  •  Mạch nhanh thường xuyên
  • Ăn uống nhiều vẫn gầy sút nhanh
  •  Run tay chân , thay đổi tính tình

2.Cận lâm sàng

  •  Điện tim : nhịp xoang nhanh, có thể thiếu máu cơ tim, rung nhĩ…
  •  Chuyển hoá cơ  bản tăng cao ( bình thường ­+10%,-10%)
  •  Độ tập trung 131­­­_­I phóng xạ tại tuyến giáp tăng cao
  • Nồng độ T3,T4,FT3máu tăng và TSH giảm ( bình thường T3 = 1-3 nmol/L,T4=60-150nmol/L, FT3=3,5-6,5pmol/L,TSH=0,3-5,5mIU/L)

V.Chẩn đoán

1.Chẩn đoán  xác định :

  •  Bướu giáp to lan toả
  •  Hội chứng nhiễm độc giáp
  •  Hội chứng  rối loạn điều chỉnh của trục Dưới  đồi – tuyến yên –tuyến giáp.

2. Chẩn đoán phân biệt :

  •  Bướu giáp đơn thuần
  •  Bệnh U độc tuyến giáp  ( bệnh Plummer)
  •  Suy nhược thần kinh

VI. Điều trị

1. Nội khoa :

  • Thuốc kháng giáp tổng hợp ( MTU,PTU,Mercazolin …)
  • Thuốc an thần , trấn tĩnh  ( Seduxen, Tranxen …)
  • Cocticoit

Thời Gian điều trị  1,5-2 năm . Kết quả khỏi khoảng 50 %

2.Iod phóng xạ :

  •  Uống Iot phóng xạ ( 3-15mC) , chất này sẽ tập trung ở tuyến giáp và phá huỷ dần dần nhu mô tuyến
  •  Tỷ lệ nhược giáp sau điều trị cao, nên chỉ dùng cho các bệnh nhân đã cao tuổi và toàn trạng nặng

3.Ngoại khoa:

+ Chỉ định :

  •  Điều trị nội khoa không ổn định hoặc không khỏi
  •  Bướu giáp quá to gây chèn ép và ảnh hưởng đến thẩm mỹ
  •  Không điều trị nội khoa đầy đủ được do bị dị ứng với các thhuốc kháng giáp

+ Kỹ thuật mổ :

Cắt gần hoàn toàn tuyến giáp , để lại khoảng 6-15 gam nhu mô tuyến

+ Câc biến chứng sau mổ:

  • Chảy máu vết mổ
  • Nói khàn hay mất tiếng do tổn thương dây thần kinh quặt ngược
  • Tetani do tổn thương các tuyến cận giáp
  • Cơn cường giáp kịch phát sau mổ
  • Suy hô hấp sau mổ
  • Cường giáp táiphát
  • Nhược giáp sau mổ

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây