1

Điều trị Hạ natri máu do Hội chứng SIADH - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Lâm sàng của SIADH 

Rất đa dạng, phong phú, phụ thuộc vào mức độ và tốc độ hạ natri máu:

  • Từ không có triệu chứng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy;
  • Đến các rối loạn thần kinh như yếu cơ, nhức đầu, lơ mơ, thất điều, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê…

2. Có nhiều nguyên nhân gây SIADH

  • Hệ thần kinh trung ương: U não, chấn thương sọ não, viêm não, viêm màng não, áp xe não, xuất huyết dưới nhện, tai biến mạch máu não, hội chứng Guillain-Barre, sảng rượu cấp, não úng thủy, xơ cứng rãi rác…
  • Bệnh phổi: dãn phế quản, COPD, xơ nang, viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi, thông khí áp lực dương…
  • U: carcinoma phổi, carcinoma tụy, U tuyến ức, lymphoma…
  • Thuốc: bromocsiptin, carbamazepin, chlopropamide, clofibrate, cyclophosphamide, desmopressin, ectasy, haloperidol, nicotin, opiat, oxytoxin, phenothiazide, chống trầm cảm 3 vòng, vinblastin, vincristin…
  •  Nguyên nhân khác: phẫu thuật, hậu phẫu…
  • Trong bối cảnh lâm sàng của bệnh nguyên, đặc biệt là các bệnh hệ thần kinh trung ương, SIADH có khi bị bỏ sót nếu không nghĨ đến.

3. Chẩn đoán SIADH 

Là một chẩn đoán loại trừ. Với bệnh nguyên, lâm sàng nghi ngờ, hạ natri máu, cần đánh giá: điện giải đồ, ure, creatinin máu, glucose máu…

SIADH là tình trạng hạ natri máu có giảm áp lực thẩm thấu máu:

  • Natri máu < 135 mEq/L
  • Áp lực thẩm thấu máu < 280 mOsmol/L
  • Áp lực thẩm thấu niệu > 200 mOsmol/L
  • Natri niệu > 20 mEq/L
  • Bệnh nhân đẳng thể tích trên lâm sàng
  • Các chức năng thận, thượng thận, tuyến giáp bình thường

4. Một số bệnh lý và tình trạng làm giảm natri máu cần loại trừ

  • Suy thượng thận
  • Nhiễm toan ceton đái tháo đường
  • Tăng đường máu
  • Tăng prolactin máu
  • Suy tuyến yên
  • Nhược giáp
  • Suy dinh dưỡng
  • Có thai
  • Hạ natri máu giả trong tăng lipid máu, tăng protein máu

5. Điều trị SIADH

Đa số trường hợp SIADH tự giới hạn khi loại trừ bệnh nguyên. Việc điều trị chủ yếu là hạn chế dịch, điều chỉnh natri máu.

1. Conivaptan: tiêm tĩnh mạch

  • Dùng ngắn ngày cho bệnh nhân nằm viện
  • Liều: 20mg liều nạp, sau đó truyền liên tục 20-40mg/24 giờ
  • Theo dõi natri máu liên tục để tránh điều chỉnh natri máu quá nhanh
  • Tác dụng phụ: khát, khô miệng, nôn, sốt, hạ HA tư thế, hạ kali máu, viêm tại vùng tiêm chích.

2. Tolvaptan: dùng đường uống

  • Liều 15mg, ngày 1 lần, có thể tăng lên 30-60mg tùy theo sự đáp ứng của bệnh.
  • Tác dụng phụ: khát, nôn, khô miệng, đái nhiều.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây