1

Đái tháo nhạt - không quá nguy nhưng nên thận trọng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nguyên nhân đái tháo nhạt

  • Bệnh đái tháo nhạt hiếm gặp hơn so với bệnh đái tháo đường, nam gặp nhiều hơn nữ và thường ở lứa tuổi trẻ.
  • Bệnh có thể xuất hiện do cơ thể sản xuất không đủ chất hormon kháng lợi tiểu - hormon được sản xuất ở vùng dưới đồi trong bộ não, tồn trữ ở sau tuyến yên và được tiết ra dưới sự điều tiết của áp lực thẩm thấu máu. Hormon kháng lợi tiểu tác động lên các cơ quan thụ cảm, điều chỉnh khối lượng nước được hấp thu trở lại thận vào máu. 
  • Bệnh đái tháo nhạt trong trường hợp này có thể là tiên phát (vô căn) hoặc thứ phát sau phẫu thuật não, do nhiễm trùng, do khối u, do chấn thương sọ não…

Triệu chứng Đái tháo nhạt

  • Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể đi tiểu từ 5-10 lít/ngày, thậm chí đôi khi có thể lên tới 20-30 lít/ngày. Vì tiểu nhiều như vậy nên rất khát và phải uống nước ngay khiến bệnh nhân uống và đi tiểu liên tục, kể cả ban đêm.
  • Bệnh nhân thường thích uống nước lạnh.
  • Nếu thiếu nước, bệnh nhân có thể ngất xỉu, hạ huyết áp, thậm chí sốt cao, rối loạn tâm thần.
  • Kèm theo đó, da bệnh nhân luôn trong tình trạng khô, không có mồ hôi.
  • Người bệnh chỉ có cảm giác khát nước, mất đi cảm giác thèm ăn khiến ăn kém, cơ thể gầy yếu.
  • Riêng đối với tuổi dậy thì có thể kèm theo các rối loạn về nội tiết như: rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục…

Điều trị

  • Phương pháp điều trị đều bao gồm bồi phụ nước và điện giải.
  • Cần phải bù đắp  hormon kháng lợi tiểu nếu bị thiếu hụt và giải quyết nguyên nhân.
  • Nếu do nguyên nhân chấn thương tinh thần hay nhiễm trùng nặng thì cần điều trị tích cực các chấn thương và tình trạng nhiễm trùng.
  • Nếu do suy thận thì điều trị bệnh thận.
  • Nếu do thiếu hormon ADH, có thể điều trị bằng phương pháp thay thế (dùng nội tiết tố).
  • Bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi lâu dài (nhiều trường hợp phải điều trị suốt đời) ở phòng khám chuyên khoa nội tiết. Người bệnh cần phải thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây