1

Cường Tuyến Cận Giáp và ảnh hưởng đến xương, thận, hệ thần kinh và cơ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Định nghĩa

  • Cường tuyến cận giáp (CTCG)  là tình trạng cơ thể sản xuất ra quá nhiều hocmon tuyến cận giáp. Hocmon này giúp điều hoà lượng calcium và phosphor trong cơ thể.
  • Ở bệnh nhân CTCG, lượng hocmon dư thừa làm mất cân bằng calcium, phosphor và gây ra một loạt vấn đề về sức khoẻ. CTCG ảnh hưởng đến răng, xương, hệ thần kinh, thận và các cơ.
  • Điều trị CTCG dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm thể CTCG của bệnh nhân.

Triệu chứng

  • Khát nước và tiểu nhiều do tăng bài tiết calcium qua nước tiểu (hypercalciuria)
  • Sỏi thận
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn hoặc chán ăn
  • Loãng xương (osteoporosis), dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương.
  • Lú lẫn hoặc giảm trí nhớ
  • Yếu cơ, mệt mỏi

Yếu tố nguy cơ

  • Tỉ lệ cường cận giáp ở nữ cao gấp đôi nam, và nguy cơ mắc bệnh cũng tăng theo tuổi tác. 2 trên 1000 phụ nữ tuổi từ 65 trở lên sẽ bị bệnh này.
  • Trẻ em và người lớn thiếu vitamin D có nguy cơ cường cận giáp thứ phát cao.
  • Các bệnh nhân đa u nội tiết týp I (multiple endocrine neoplasia type I= MEN I) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao, đây là một hội chứng di truyền ảnh hưởng đến các tuyến giáp, tuyến tuỵ và tuyến yên (pituitary gland).
  • Bị CTCG gia đình  cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Biến chứng

  • Loãng xương. CTCG đem đến nguy cơ lâu dài cho xương — tuyến cận giáp càng sản xuất và phóng thích nhiều PTH thì tình trạng loãng xương càng tăng. Xương sẽ mỏng manh, yếu và dễ gãy (xương thuỷ tinh)
  • Gẫy xương bệnh lý do loãng xương ở bệnh nhân cường tuyến cận giáp 
  • Sỏi thận. Do cơ thể cố gắng bù trừ lượng calcium dư thừa bằng cách bài tiết khoáng chất ra nước tiểu nhiều hơn, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận, dẫn đến tổn thương thận.
  • Loét tiêu hoá. Lượng calcium trong máu cao kích thích dạ dày tiết nhiều acid, khiến bệnh nhân dễ bị loét tiêu hoá.
  • Tăng huyết áp. Tăng lượng calcium trong máu sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và suy tim ứ huyết.
  • CTCG sơ sinh. CTCG nặng và không được điều trị ở phụ nữ có thai có thể dẫn đến lượng calcium thấp nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.
  • Các biến chứng của CTCG: Teo cơ, rối loạn cảm xúc, tăng calcium máu, viêm xơ nang xương (osteitis fibrosa cystica), loét dạ dày, viêm tuỵ, sỏi thận, vôi hoá thận.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây