1

Cơ chế đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nhắc lại cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh

Có 5 kiểu tác dụng:

  • Trên sự tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn
  • Biến đổi vách tế bào vi khuẩn
  • Trên sự tổng hợp protein của vi khuẩn
  • Trên sự tổng hợp các acid nucleic
  • Trên sự chuyển hóa trung gian.

Tác động trên sự tổng hợp của peptidoglycan

Nhóm Beta-lactamines (các phân nhóm: Penicillines, Cephalosporines, Carbapenemes, Monobactams)

Cơ chế tác dụng:

  • Gắn vào PBP (Penicillin-Binding Proteins), enzyme chuyển hóa peptide (tranpeptidase) của màng tế bào chất, tham gia trong phase cuối của sự tổng hợp peptidoglycan.
  • Ức chế sự chuyển hóa peptide
  • Hoạt hóa các men autolysine (thải trừ hoặc bất hoạt một chất ức chế các men này) (men hydrolases).
  • Chất diệt khuẩn.

Nhóm Glycopeptides (Vancomycine, Teicoplanine)

Cơ chế tác dụng:

  • Ức chế tổng hợp peptidoglycan bằng cách tạo phức chất với các nhánh đuôi peptidyl-D-Ala-D-Ala của các tiền chất của peptidoglycan khi chúng phát tán từ màng tế bào chất.
  • Chất diệt khuẩn.

Fosfomycine

Cơ chế tác dụng:

  • Tác dụng trên men chuyển hóa pyruvate : pyruvate-N-acetylglucosamine tranferase, enzyme cho phép tạo thành tiền chất của peptidoglycan.
  • Chất diệt khuẩn.

Biến đổi thành tế bào VK - Nhóm Polymyxines

Cơ chế tác dụng :

  • Tác dụng như một chất tẩy gây phá hủy màng tế bào VK.
  • Chất diệt khuẩn.

Tác động trên sự tổng hợp proteins

Nhóm Macrolides và các chất tương tự

Cơ chế tác dụng:

  • Gắn kết thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosome (vị trí P), ức chế sự chuyển hóa peptide và sự hoán chuyển vị trí.
  • Chất kìm khuẩn.

Nhóm Aminosides

Cơ chế tác dụng:

  • Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosome. Ở nồng độ cao trên nồng độ điều trị : gây ra các lỗi đọc mã, ở nồng độ điều trị : ức chế sự kéo dài chuỗi peptide bằng cách gây cản trở phức hợp khơi mào.
  • Chất diệt khuẩn.

Chloramphenicol

Cơ chế tác dụng:

  • Gắn vào tiểu đơn vị 50S (ở vị trí A) ngăn cản sự gắn của các Amino-acyl-tRNA vào vị trí A của ribosome.
  • Chất kìm khuẩn.

Tác động trên sự tổng hợp các acid nucleic

Cơ chế tác dụng :

  • Ức chế sự nhân đôi của DNA bằng cách đối kháng với tiểu đơn vị của men gyrase A.

  • Chất diệt khuẩn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12001 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây