1

Chẩn đoán và xử trí một số bệnh dịch khi giao mùa - Bệnh sởi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh sởi

  • Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, do vi rút sởi gây nên.
  • Chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân và có thể xảy ra ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa tạo được miễn dịch đầy đủ. 
  • Bệnh sởi có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt và phát ban.
  • Có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... thậm chí có thể gây tử vong.

Lâm sàng

Thể điển hình

Giai đoạn ủ bệnh:

  • 7-21 ngày (trung bình 10 ngày).

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long):

  • 2-4 ngày.
  • Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp
  • Có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

Giai đoạn toàn phát:

  • Kéo dài 2-5 ngày.
  • Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban
  • Ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân.
  • Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

Giai đoạn hồi phục:

  • Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.
  • Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.
  • Có thể vẫn còn có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Thể không điển hình

  • Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt.
  • Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.
  • Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

Cận lâm sàng

Xét nghiệm cơ bản

  • Công thức máu thường thấy giảm bạch cầu, giảm bạch cầu lympho và có thể giảm tiểu cầu.
  • X-quang phổi có thể thấy viêm phổi kẽ, có thể tổn thương nhu mô phổi khi có bội nhiễm. 

Xét nghiệm phát hiện vi rút sởi

  • Xét nghiệm huyết thanh học: Lấy máu kể từ ngày thứ 3 sau khi phát ban tìm kháng thể IgM.
  • Phản ứng khuếch đại gen (RT-PCR), phân lập vi rút từ máu, dịch mũi họng giai đoạn sớm nếu có điều kiện.

Chẩn đoán xác định

  • Yếu tố dịch tễ: Có tiếp xúc với người bệnh sởi, có nhiều người mắc bệnh sởi cùng lúc trong gia đình hoặc trên địa bàn dân cư.
  • Lâm sàng: Sốt, ho, viêm long (đường hô hấp, kết mạc mắt, tiêu hóa), hạt Koplik và phát ban đặc trưng của bệnh sởi.
  • Xét nghiệm phát hiện vi rút sởi dương tính.

Chẩn đoán phân biệt

  • Rubella: Phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long và thường có hạch cổ.
  • Nhiễm enterovirus: Phát ban không có trình tự, thường nốt phỏng, hay kèm rối loạn tiêu hóa.
  • Bệnh Kawasaki: Sốt cao khó hạ, môi lưỡi đỏ, hạch cổ, phát ban không theo thứ tự.
  • Phát ban do các vi rút khác.
  • Ban dị ứng: Kèm theo ngứa, tăng bạch cầu ái toan.

Điều trị

  • Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ
  • Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid;
  • Tăng cường dinh dưỡng;
  • Hạ sốt;
  • Bồi phụ nước, điện giải;
  • Bổ sung vitamin A
  • Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.
  • Phát hiện và điều trị sớm biến chứng: Viêm phổi; Viêm thanh khí quản; Viêm não, màng não; …
  • Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.

Phòng bệnh

Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin

  • Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi).
  • Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Phòng lây nhiễm

  • Phát hiện sớm và thực hiện cách ly đối với các đối tượng nghi sởi hoặc mắc sởi.
  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh đường hô hấp, mang khẩu trang y tế.
  • Sử dụng Immune Globulin (IG) tiêm bắp sớm trong vòng 3 6 ngày kể từ khi phơi nhiễm với sởi cho các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện vì những lý do khác.
  • Khi có biểu hiện sốt và phát ban dạng sởi thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 3 năm trước
 12196 Lượt xem
COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN 01:18
COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN
Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ CHỊU, bệnh TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA RỒI- BẮT ĐẦU TĂNG - ĐÃ CÓ TRẺ ĐỘ NẶNG NHẬP VIỆN RỒI -...
 3 năm trước
 503 Lượt xem
TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! 01:39
TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!!
Nhập viện vì bệnh tay chân miệng, mụn nước hồng ban tay chân gối và loét họng, con nhanh chóng có triệu chứng thần kinh, giật mình, run yếu cơ liên...
 3 năm trước
 601 Lượt xem
Tay chân miệng vào mùa Tay chân miệng vào mùa 01:18
Tay chân miệng vào mùa
Tay chân miệng ĐANG TĂNG RẤT NHANH từ độ nhẹ tới nặng, dự đoán tháng tư này sẽ tăng cao. Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ...
 3 năm trước
 916 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 765 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây