1

Chẩn đoán phân biệt trường hợp đau ngực  - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn 

Đau ngực là cảm giác khó chịu ở vùng ngực do những nguyên nhân ở thành ngực hoặc các nội tạng bên trong gây ra. Chứng đau ngực rất thường gặp trong thực hành lâm sàng và thầy thuốc cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân do tính chất nguy hiểm có thể có của những cơn đau ở vùng này.

1. Nguyên nhân từ phổi

  • Viêm màng phổi (Pleuritis)
  • Mủ lồng ngực (Empyema thoracis)
  • Nhồi máu phổi (Pulmonary infarction)
  • Thuyên tắc phổi (Pulmonary embolism)
  • Viêm phổi (Pneumonia)
  • Tràn dịch màng phổi (Pleural effusion)
  • Tràn khí màng phổi (Pneumothorax)
  • Lupus đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus)
  • Ung thư màng bao tạng (Mesothelioma)
  • Viêm khí phế quản (Tracheobronchitis)
  • Khí thũng trung thất (Mediastinal emphysema)

2. Nguyên nhân tim mạch

  • Cơn đau thắt ngực (Angina pectoris)
  • Nhồi máu cơ tim (Myocardial Infarction)
  • Phình bóc tách động mạch chủ ngực (Dissection of Aortic Aneurysm)
  • Sa van 2 lá (Mitral Valve Prolapse)
  • Bệnh van tim (Valvular heart disease)
  • Viêm màng ngoài tim (Pericarditis)
  • Bệnh cơ tim phì đại (Hypertrophic Cardiomyopathy)
  • Tăng áp phổi nặng (Severe pulmonary hypertension)
  • Loạn nhịp tim (Cardiac arrhythmia)
  • Ngộ độc cocaine (Cocaine toxicity)

3. Nguyên nhân từ thành ngực

  • Viêm sụn sườn- Hội chứng Tietze (Costochondritis – Tietze syndrome)
  • Áp xe vú (Breast abscess)
  • Gãy xương sườn (Rib fracture)
  • Chấn thường thành ngực (Chest wall injury)
  • U ác tính ở thành ngực hoặc xương sườn (Chest wall or rib malignancy)
  • Đau cơ (Myalgia)
  • Zona (Herpes zoster infection)
  • Viêm rễ-viêm dây thần kinh (Neuritis-radiculitis)
  • Viêm rễ tủy cổ (Cervical radiculitis)
  • Chèn ép đám rối cánh tay do xương sườn cổ (Compression of brachial plexus by cervical ribs - Thoracic outlet obstruction)
  • Viêm gân hoặc viêm bao hoạt mạc khớp vai trái (Tendinitis or bursitis of left shoulder joint)
  • Bệnh hồng cầu liềm (Sickle cell disease)

4. Nguyên nhân tiêu hóa 

  • Viêm thực quản (Oesophagitis)
  • Trào ngược dạ dày thực quản (Gastro esophageal reflux disorder)
  • Loét dạ dày tá tràng (Peptic Ulcer)
  • Rối loạn vận động thực quản (Esophageal Motility disorders)
  • Cơn đau quặn mật (Biliary Colic)
  • Viêm tụy (Pancreatitis)
  • Thủng tạng rỗng (Gastrointestinal perforation)

Cần nhanh chóng đánh giá tình trạng huyết động học của người bệnh.

  • Nếu ổn định, bệnh sử chi tiết cùng việc thăm khám lâm sàng có thể giúp giới hạn chẩn đoán phân biệt. 
  • Các xét nghiệm chẩn đoán như ECG, X quang phổi, siêu âm bụng, siêu âm tim, nội soi tiêu đường tiêu hóa trên, xét nghiệm các men tim, men tụy... sẽ giúp khẳng định hoặc loại trừ những nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Nếu tình trạng người bệnh không ổn định, cần cố gắng loại trừ các nguyên nhân nguy cấp như bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi, thuyên tắc và nhồi máu phổi, loạn nhịp tim, thủng tạng rỗng, viêm tụy cấp...

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây