1

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xuất huyết tiêu hóa

  • Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời sẽ có thể đe dọa đến tính mạng. Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa.
  • Đây là một dạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời.
  • Xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào trong ống tiêu hóa.
  • Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.

Phân loại

  • Xuất huyết tiêu hóa trên: Xảy ra từ thực quản kéo dài cho tới vị trí D4 ở trên dây chằng Triez. 
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới: Tình trạng xuất huyết kích hoạt từ dây chằng Triez kéo dài cho tới hậu môn.

Chẩn đoán

  • Trường hợp điển: bệnh nhân có các dấu hiệu: nôn ra máu, đại tiện ra phân đen, xuất hiện các dấu hiệu mất máu cấp.
  • Trường hợp không điển hình: Chỉ có biểu hiện mất máu cấp mà không nhận thấy các triệu chứng điển hình, kết hợp nội soi dạ dày – tá tràng nếu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên

Đánh giá nguy cơ

  • Mức độ nặng của bệnh có liên quan đến cách xử trí, do đó qua thăm khám, và nội soi 
  • Các dấu hiệu cho thấy chảy máu đang tiếp diễn hoặc tái phát: Huyết áp có sự dao động, bị kẹt hay tụt dần, mạch có dấu hiệu tăng dần.
  • Nội soi tiêu hóa: Có thể đánh giá dựa vào bảng phân loại Forrest hoặc thang điểm Rockall.

Chăm sóc

  • Dành thời gian nghỉ ngơi ở nơi có không gian yên tĩnh. 
  • Có thể dùng khăn ấm chườm lên bụng để giảm đau do triệu chứng của bệnh hay phẫu thuật gây ra.
  • Khi vết thương đã bắt đầu ổn định nên đi lại nhẹ nhàng để cơ thể được thoải mái và thư giãn.
  • Tuyệt đối không vận động mạnh hay di chuyển nhiều.
  • Giữ cho tinh thần thư giãn thoải mái, tránh xa áp lực, căng thẳng hay suy nghĩ tiêu cực. 
  • Ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh hầm nhừ và có thể uống sữa

Ngăn ngừa nguy cơ

  • Tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, trà đặc, cà phê.
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị, đồ chế biến sẵn, đồ ăn quá lạnh hay quá nóng.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi vào khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần, từ 2 đến 2,5 lít để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
  • Nên ăn đúng giờ, đủ bữa, thay vì ăn 3 bữa chính thì có thể chia nhỏ ra 5 – 6 bữa để giảm áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
  • Cần chế biến thức ăn chín hoàn toàn. Khi niêm mạc tiêu hóa đang tổn thương nên ưu tiên các món cháo, súp.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây