1

Cảnh giác với các bệnh từ động vật truyền sang người - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Trong giai đoạn hiện nay, các bệnh từ động vật truyền sang người (zoonoses) trong đó có những bệnh ký sinh trùng đang có khả năng phát triển đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cho tất cả các quốc gia trên toàn cầu để xây dựng biện pháp phòng chống.

Ca lâm sàng

PGS.TS Nguyễn Văn Đề - Chủ nhiệm bộ môn ký sinh trùng (Trường ĐH Y Hà Nội), cho biết Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên vừa tiếp nhận và điều trị cho một người bị 5 con giun ký sinh trong mắt. Bệnh nhân N.T Đ trước đó thấy cộm ở mắt trái, soi gương phát hiện 3 con giun nhỏ chui ra nhưng trong mắt vẫn còn cộm và ngứa.

Tại Khoa Mắt, các bác sĩ tiếp tục bắt được 2 con giun nữa còn sống ở mắt trái. Hai con giun có hình ống, màu trắng sữa, dài 15 mm và 10mm, đầu nhọn và đuôi cong. Ngay sau đó, bệnh nhân và hai con giun nói trên được chuyển về bộ môn ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội. Theo PGS Đề, đây là loại giun tròn Thelazia callipaeda. Loại giun này lần đầu tiên được phát hiện trên người VN (trước đây chỉ có ở chó).

Giun tròn Thelazia callipaeda ký sinh ở mắt người để gây bệnh lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam là một cơ sở để cộng đồng người dân và các cơ sở y tế cần chú ý cảnh giác. Mặc dù tình trạng ruồi bâu, bám đậu vào mắt - biểu hiện điều kiện sinh hoạt mất vệ sinh và cũng là hiện tượng ít gặp - có thể lây nhiễm bệnh giun này nhưng trên thực tế đã xảy ra như trường hợp bệnh nhân sống  trong điều  kiện không quá  ô  mất  vệ  sinh mà vẫn mang bệnh.

Vì vậy không những ở trẻ em mà cả người lớn cũng cần chú ý đến các điều kiện ăn ở hợp vệ sinh trong sinh hoạt đơn giản hàng ngày để phòng tránh bệnh từ động vật truyền sang người.

Đặc điểm loài giun Thelazia callipaeda

  • Thelazia callipaeda là loài giun tròn thuộc giống Thelazia, họ Thelaziidae, lớp giun tròn Nematoda.
  • Đây là loài giun ký sinh ở mắt, một loại bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người được phát hiện lần đầu tiên trên chó tại Pakistan năm 1910, sau đó thấy phổ biến ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Liên Xô cũ.
  • Giun Thelazia callipaeda phát hiện ký sinh trên người đầu tiên vào năm 1917 tại Trung Quốc, sau đó được phát hiện tiếp tại Ấn Độ, Thái Lan, Triều Tiên, Liên Xô cũ. Năm 1981, Nhật Bản đã thông báo có 30 bệnh nhân bị nhiễm giun này.
  • Vật chủ cuối cùng của loài giun Thelazia callipaeda là chó, mèo, thỏ, khỉ, sóc và người.
  • Giun trưởng thành ký sinh ở kết mạc mắt, nó đẻ ra ấu trùng và những ấu trùng này được ruồi là vật chủ trung gian truyền bệnh đậu bám ăn ấu trùng cùng với các chất dịch ở mắt.
  • Ấu trùng xâm nhập vào ống tiêu hóa của ruồi, tiếp tục phát triển thành ấu trùng có khả năng lây nhiễm, di chuyển lên miệng để lây truyền cho người khi ruồi đậu vào mắt để tìm kiếm thức ăn và ăn.
  • Ruồi nhà là trung gian truyền bệnh chủ yếu của loại giun này.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây