1

Cẩn trọng với bệnh tay chân miệng

Cẩn thận dù trẻ chỉ có MỘT NỐT HỒNG BAN NHỎ rất dễ bỏ sót, trẻ vẫn mắc TAY CHÂN MIỆNG và tiến triển nhanh sang độ nặng nhất!

Nỗ lực không mệt mỏi..Là tâm huyết của bệnh viện nhận trọng trách cao cả đối với sức khoẻ của các bệnh nhi tay chân miệng đang tăng lên từng ngày về lượng tại khoa Nhiễm (hơn 40 bé tay chân miệng các cấp độ), và nặng nề cả về các biến chứng thần kinh tim mạch nguy hiểm của bệnh, đúng như dự đoán của các chuyên gia và từ chúng tôi từ đầu tháng tư..

Bé gái T.V.M.N mới 6 tháng tuổi, bệnh 4 ngày hành sốt và ói liên tục, quẩn quanh mãi khắp nơi không ra bệnh, cho đến khi từ quê nhà Đồng Tháp khăn gói lên khám và nhập bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, bệnh trở nặng nhanh một cách choáng ngợp, mạch đập nhanh dồn dập trên 200 lần mỗi phút, bé bứt rứt lơ mơ, các bác sĩ phát hiện nốt hồng ban nhỏ đơn độc tại ngón chân trẻ, mẹ cũng hốt hoảng nhớ lại bé có giật mình khi ngủ và yếu hai chân, nhanh chóng nghĩ ngay tay chân miệng độ nặng nhất, khẩn trương đặt ống thở hỗ trợ thở máy, bé đã có dấu hiệu trào bọt hồng, huyết áp cao và phù phổi, chủ động xét nghiệm dịch phết họng và phết trực tràng của trẻ ra tác nhân Virus EV71, một chủng dễ chuyển nặng và gây viêm não của Bệnh Tay Chân Miệng, BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy, trưởng khoa Hồi Sức Tích Cực - Chống Độc huy động ekip trực nhanh chóng sử dụng Huyết thanh miễn dịch tiêm mạch, khẩn trương thiết lập đường truyền trung tâm, tiến hành lọc máu khẩn trong ngày, lọc bớt độc chất và giảm gánh cho quả tim cũng đang tổn thương dần vì đập quá nhanh..Rất may sau khi áp dụng các biện pháp tích cực, chỉ sau hai ngày, con đáp ứng tuyệt vời, mạch giảm còn 140 lần mỗi phút, men tim hồi phục, tỉnh táo dần và sẽ được theo dõi sát tiến trình hồi phục những ngày sắp tới..

Đêm ngày tĩnh lặng tại khoa ICU vắng bóng hình và tiếng cười nói từ thân nhân của các trẻ bệnh nặng phải cách ly..Vẫn nhộn nhịp liên tục tiếng báo động từ máy monitor, máy lọc máu, máy bơm tiêm truyền thuốc và tiếng í ới gọi nhau các y lệnh cấp cứu hồi sức từ các cô bác mỗi khi có bé trở nặng.

Nhưng cây đời mãi xanh tươi, và các cô bác vẫn sẽ luôn hết lòng vì các con. Dẫu biết rằng tay chân miệng đã thật sự vào mùa, và lại chưa có vắc xin phòng bệnh, nên các biện pháp phòng bệnh tại nhà và nhà trẻ, cũng như cách theo dõi sát các dấu hiệu bệnh nặng tại nhà, tái khám thường xuyên khi trẻ vô tình mắc.. là hết sức quan trọng trong khoảng thời gian khó khăn này.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 3 năm trước
 12836 Lượt xem
COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN 01:18
COVID, BẠCH HẦU CHƯA QUA, TAY CHÂN MIỆNG ĐANG ĐẾN
Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ CHỊU, bệnh TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA RỒI- BẮT ĐẦU TĂNG - ĐÃ CÓ TRẺ ĐỘ NẶNG NHẬP VIỆN RỒI -...
 3 năm trước
 605 Lượt xem
TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!! 01:39
TAY CHÂN MIỆNG VÀO MÙA!!
Nhập viện vì bệnh tay chân miệng, mụn nước hồng ban tay chân gối và loét họng, con nhanh chóng có triệu chứng thần kinh, giật mình, run yếu cơ liên...
 3 năm trước
 732 Lượt xem
Tay chân miệng vào mùa Tay chân miệng vào mùa 01:18
Tay chân miệng vào mùa
Tay chân miệng ĐANG TĂNG RẤT NHANH từ độ nhẹ tới nặng, dự đoán tháng tư này sẽ tăng cao. Con có thể đang ngủ GIẬT MÌNH, đừng lơ là nghĩ con KHÓ...
 3 năm trước
 1187 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 916 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây