1

Cẩn thận khi vào mùa viêm não Nhật Bản - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?

Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Virus viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).

2. Phương thức lây truyền

Khởi đầu từ các ổ chứa virus mà lợn là động vật đóng vai trò chính. Khi muỗi hút máu của lợn có chứa virus và sau đó đốt người sẽ truyền virus sang người. Đây là con đường duy nhất khiến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Cho tới nay chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.

Cần lưu ý là:

  • Sau khi bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản, lợn không bị bệnh, nhưng nguy hiểm ở chỗ nó trở thành kho chứa, duy trì virus trong thiên nhiên, đồng thời lại là nguồn cung ứng quan trọng nhất cho muỗi đưa virus viêm não Nhật Bản lây sang người.
  • Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là hai loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Hai loài muỗi này thường sống ở ruộng lúa nước và chập choạng tối sẽ bay đến nơi có người và súc vật sinh sống để hút máu.

3. Biểu hiện của bệnh: 

  • Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao (39-40oC).
  • Người bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn.Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 ngày.
  • Tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức
  • Kích thích, vật vã
  • Ngủ gà, lơ mơ
  • Hôn mê rồi đau đầu
  • Cứng gáy
  • Tay chân quờ quạng, mất nước.

4. Hậu quả nặng nề: 

  • Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề.
  • Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn.
  • Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người bị mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

5. Hướng xử trí: 

  • Nguyên tắc buộc phải tuân thủ là tất cả các bệnh nhân viêm não Nhật Bản đều phải được điều trị tại bệnh viện.
  • Nếu trẻ sốt cao phải được uống thuốc hạ sốt.
  • Có thể phối hợp chườm khăn mát ở trán và bẹn, chú ý tuyệt đối không chườm đá lạnh.
  • Trẻ phải được đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu như nôn vọt, cứng gáy, rối loạn ý thức...

6. Phòng bệnh: 

  • Trước hết, cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Loại bỏ các ổ nước tù đọng quanh nơi sinh hoạt, diệt bọ gậy để muỗi không có điều kiện sinh sôi.
  • Nếu gia đình có khu vực chuồng trại chăn nuôi thì cần được vệ sinh thường xuyên.
  • Khi ngủ phải nằm màn, ngoài ra cần phun thuốc diệt muỗi.
  • Nhưng biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 740 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây