1

Các yếu tố liên quan đến tái nghiện rượu - bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Khái niệm nghiện rượu

Uống rượu với số lượng lớn trong một thời gian dài sẽ dãn đến nghiện rượu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, gây rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngày nay, hầu hết các tác giả đều sử dụng tiêu chuẩn sau để xác định nghiện rượu:

  • Uống rượu hàng ngày trong thời gian từ 10 năm trở lên.
  • Mỗi ngày uống tối thiểu 300ml rượu 40 độ cồn.

2. Biểu hiện lâm sàng của nghiện rượu

2.1. Triệu chứng của nghiện rượu

Nghiện rượu bao gồm một nhóm các triệu chứng rối loạn hành vi và cơ thể bao gồm hội chứng cai rượu, dung nạp rượu và thèm mãnh liệt.

  • Hội chứng cai rượu bắt đầu xuất hiện ở người uống rượu số lượng nhiều trong một thời gian dài, sau khi ngừng uống rượu hoặc giảm đáng kể số lượng rượu uống từ 4-12 giờ.
  • Do hội chứng cai rượu gây khó chịu với cường đọ mạnh cho bệnh nhân, nên bệnh nhân sẽ tiếp tục uống rượu để tránh hoặc làm giảm nhẹ hội chứng cai rượu. Một số triệu chứng của hội chứng cai rượu sẽ tồn tại với cường độ thấp (như mất ngủ) trong một thời gian dài và hay tái phát.
  • Một số bệnh nhân sẽ trở thành nghiện rượu sau một thời gian uống các đồ uống có cồn nhẹ (rượu vang).
  • Thèm rượu là cảm giác thèm được uống rượu vô cùng mãnh liệt, nó khác với nhớ rượu hoặc nghĩ đến rượu.
  • Do uống rượu thường xuyên, bệnh nhân luôn trong trạng thái say rượu, do vậy ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các nghĩa vụ ở nơi làm việc, ở trường học và ở nhà. Các bệnh nhân này uống rượu cả khi họ đã có các bệnh cơ thể nguy hiểm (xơ gan, cao huyết áp, loét hành tá tràng) hoặc khi làm các công việc có nguy cơ cao xảy ra tai nạn (lái xe, bơi, làm việc với máy móc).
  • Cuối cùng, các bệnh nhân nghiện rượu vẫn tiếp tục uống rượu dù họ biết rõ rằng uống rượu gây nguy hiểm cho bản thân họ (bị gan nhiễm mỡ, xơ gan), gây rối loạn về tâm thần (trầm cảm), cho gia đình (bạo lực với vợ, con) và xã hội.

2.2. Các bệnh phối hợp trong nghiện rượu

  • Nghiện rượu dẫn đến rất nhiều rối loạn về cơ thể và tâm thần.Rối loạn thích ứng, trầm cảm, lo âu và mất ngủ thường xuyên có ở người nghiện rượu. Uống rượu nhiều dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh tim mạch và tổn thương hệ thần kinh.
  • Loét dạ dày, hành tá tràng gặp ở 15% số người nghiện rượu.Xơ gan và viêm tụy cũng có tỷ lệ tương tự ở các bệnh nhân này.
  • Người nghiện rượu có tỷ lệ cao bị ung thư thực quản, dạ dày hoặc các phần khác của ống tiêu hóa.
  • Một bệnh rất phổ biến ở người nghiện rượu là cao huyết áp. Thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim ít gặp hơn nhưng cũng không hiếm ở bệnh nhân nghiện rượu.
  • Uống rượu nhiều làm tăng triglicerit và cholecterol nhẹ trong máu, do vậy tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
  • Tổn thương thần kinh ngoại vi do rượu gây giảm cảm giác, yếu cơ hoặc liệt cơ.
  • Uống rượu nhiều còn gây tổn thương thần kinh trung ương với biểu hiện teo não, giảm khả năng nhận thức, rối loạn trí nhớ. Đây là hậu quả trực tiếp của rượu hoặc gián tiếp do bệnh nhân bị chấn thương đầu, thiếu vitamin.
  • Uống rượu nhiều còn gây tăng tỷ lệ tự sát ở bệnh nhân.
  • Người nghiện rượu sẽ bị trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Chính các rối loạn này dẫn bệnh nhân đến các hành vi tự sát.

3. Sự tái phát nghiện rượu

3.1. Dấu hiệu tái nghiện rượu

Bạn bè và gia đình người nghiện rượu đều nhận thấy những lợi ích tốt đẹp của việc bỏ rượu của người nghiện rượu, nhất là khi người đó đã ngừng uống rượu và theo đuổi một cuộc sống lành mạnh.

Nhưng khi bệnh nhân bắt đầu tái nghiện, những sự lạc quan trên đều biến mất. Họ không còn vẻ hạnh phúc và sung sướng được nữa. Người nghiện có thể ngừng chăm sóc bản thân và bắt đầu kiếm cớ cho sự tái nghiện rượu của họ.

Các dấu hiệu cảnh báo đáng chú ý khác cho tái nghiện rượu bao gồm:

  • Nói về việc thiếu rượu
  • Hành xử bí mật
  • Trở nên cô lập hơn
  • Ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Đi chơi với những người nghiện rượu khác
  • Xuất hiện lo lắng hoặc trầm cảm
  • Bỏ lỡ các cuộc họp tại cơ quan hoặc các cuộc hẹn với bạn bè và gia đình

Những dấu hiệu cảnh báo trên không có nghĩa là tái nghiện rượu là không thể tránh khỏi. Tái nghiện rượu có thể được ngăn chặn nếu bạn bè hoặc thành viên gia đình can thiệp và thuyết phục người đó không uống rượu. Đây là thời điểm những người này cần có sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè.

3.2. Tỷ lệ tái nghiện rượu

  • Nghiện rượu là một bệnh mãn tính phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm điều trị và hỗ trợ để phục hồi.
  • Phải mất nhiều năm để tiến hành các nghiên cứu về những người phục hồi từ chứng nghiện rượu.
  • Nghiên cứu kéo dài ba năm ở Mỹ cho thấy chỉ có 38% những người nghiện rượu nhẹ và 30% những người nghiện rượu trung bình hoặc nặng có thể bỏ rượu.
  • Như vậy hơn 2/3 số người cai rượu tái nghiện sau 3 năm.

3.3. Các giai đoạn tái nghiện rượu

Tái phát thường là một quá trình dần dần, mất nhiều thời gian.Năm 2015 Steven M. đã mô tả ba giai đoạntái nghiện rượu.Hai giai đoạn đầu tiên thể hiện sự tiến triển và hướng tới sự tái phát hoàn toàn.Giai đoạn thứ ba là tái nghiện hoàn toàn, người bệnh lại trở thành nghiện rượu.

Giai đoạn tái phát về cảm xúc:

Giai đoạn này được đặc trưng bằng sự thu hẹp cảm xúc, họ trở nên cô lập hơn, bỏ lỡ các cuộc họp, đổ lỗi cho người khác và giảm khả năng lao động.

Giai đoạn tái phát về tinh thần:

Người bệnh luôn có cảm giác thèm rượu, suy nghĩ nhiều về rượu, nói dối và lập kế hoạch tái uống rượu.

Giai đoạn tái phát thể chất:

Bệnh nhân luôn thèm rượu và uống nhiều rượu.Lúc này, bệnh nhân đã thực sự tái nghiện rượu.Khi tái phát thể chất xảy ra, bệnh nhân có nguy cơ tái phát bệnh gan liên quan đến rượu.

3.4. Nguyên nhân gây ra tái nghiện rượu?

Mỗi lần uống rượu, não của người nghiện đã thích nghi với sự hiện diện của rượu.Sự thích nghi khiến não thèm rượu, khiến việc bỏ rượu trở nên khó khăn hơn. Tất cả các lần tái nghiện rượu đều đo tình trạng thèm  rượu của não gây ra.

Tái phát thường được kích hoạt bởi một biểu tượng nhắc đến rượu như một người, địa điểm hoặc một vật nào đó. Khi đó, phản  xạ có điều kiện trong não được hoạt hóa, gây ra cảm giác thèm rượu.

Các yếu tố tái phát phổ biến bao gồm:

  • Mùi rượu
  • Cảm thấy căng thẳng
  • Có vấn đề về tài chính
  • Nhìn thấy đồ uống có cồn
  • Tương tác với người uống
  • Trải qua mất mát của một người thân yêu
  • Đi đến một nơi phục vụ rượu.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây