1

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Chất lượng xét nghiệm

  • Có thể được định nghĩa là sự chính xác, độ tin cậy và đảm bảo thời gian trả các kết quả xét nghiệm kịp thời.
  • Các kết quả xét nghiệm phải chính xác nhất có thể, tất cả các khía cạnh của việc thực hiện xét nghiệm phải đủ độ tin cậy, và trả kết quả kịp thời để sử dụng hữu ích cho các đơn vị lâm sàng hoặc y tế công cộng. 
  • Khi thực hiện sự đo lường luôn luôn có một số mức độ không chính xác.
  • Thách thức của phòng xét nghiệm (PXN) là làm thế nào để giảm tối thiểu độ không chính xác.
  • Các sai sót có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình xét nghiệm, bao gồm: Giai đoạn trước xét nghiệm, giai đoạn xét nghiệm và giai đoạn sau xét nghiệm.

Hạn chế sai số giai đoạn trước xét nghiệm

Chuẩn bị lấy mẫu

  • Kiểm tra và đối chiếu thông tin bệnh nhân trên phiếu chỉ định xét nghiệm: ghi đầy đủ thông tin trên phiếu xét nghiệm.
  • Các bác sĩ ghi rõ chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán của bệnh nhân trong phiếu, sẽ giúp nhân viên PXN có thể đánh giá kết quả chính xác hơn.
  • Dặn dò bệnh nhân trước khi lấy mẫu: Mẫu xét nghiệm nên được lấy vào buổi sáng, trước khi ăn nên cần dặn bệnh nhân từ trước là phải nhịn ăn trước khi lấy máu (thời gian nhịn ăn thường từ 8-10h).
  • Trước khi lấy mẫu nếu bệnh nhân đang dùng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sỹ liệu có cần phải dừng thuốc hay không?
  • Dụng cụ bảo quản mẫu cần chuẩn bị đầy đủ và phù hợp và ghi các thông tin cần thiết như họ tên bệnh nhân, năm sinh, quê quán, nơi gửi chỉ định…

Lấy mẫu bệnh phẩm

  • Thời điểm lấy mẫu: lấy mẫu vào buổi sáng trước khi ăn, bệnh nhân được nghỉ ngơi trước khi lấy mẫu và dừng các thuốc có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. 
  • Vị trí lấy mẫu: đúng vị trí (khí máu động mạch cần lấy máu ở động mạch…), cách xa vị trí tiêm truyền.
  • Kỹ thuật lấy mẫu: thao tác khi lấy mẫu cần tránh bao gồm: nặn bóp máu, thời gian garo kéo dài… có thể làm vỡ hồng cầu, ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
  • Nếu lấy máu bằng xylanh cần bơm máu vào ống nhẹ nhàng tránh vỡ hồng cầu.
  • Lấy khí máu có chứa nhiều bọt khí sẽ gây sai số về các chỉ số pH, pO2, pCO2… Vì vậy cần lấy đúng dụng cụ lấy mẫu chuyên biệt và thao tác chuẩn, nhanh gọn, chính xác.
  • Máu lấy xong cần phải được lắc trộn đều và nhẹ nhàng nếu không có thể gây đông máu trong ống xét nghiệm.
  • Lấy mẫu không đủ thể tích cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả XN hoặc không thể thực hiện được XN.
  • Sử dụng đúng ống đựng mẫu:

Bảo quản và vận chuyển

  • Sau khi lấy mẫu xong, mẫu sẽ được chuyển tới PXN để phân tích. 
  • Thời gian vận chuyển kéo dài có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm, cần nhanh chóng đưa mẫu bệnh phẩm xuống phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt ( < 30 phút tính từ thời điểm lấy mẫu).
  • Đối với các trường hợp không thể vận chuyển ngay tới PXN (lấy máu ngoại viện…) thì cần lấy mẫu vào các ống chuyên dụng (ống chống phân hủy đường…) và vận chuyển trong điều kiện thích hợp tới phòng xét nghiệm.
  • Quá trình vận chuyển mẫu tới PXN cần đảm bảo: có hộp vận chuyển mẫu thích hợp, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây