1

Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tăng nhiều hơn vào thời điểm giao mùa đông xuân. Đặc biệt, bệnh dễ gây thành dịch và nếu không được điều trị đúng có thể gây nhiều biến chứng.

Nguyên nhân 

  • Vi rút cúm gây nên bệnh cúm.
  • Có 3 loại vi rút cúm là A, B và C
  • Cúm A là nguy hiểm nhất với nhiều chủng gây bệnh như A/H5N1, A/H3N2, A/H1N1, A/H7N9/,…
  • Cúm B lành tính hơn và thường gây bệnh nhẹ.
  • Cúm C gần giống với cảm lạnh thông thường.

Lây truyền

  • Với bệnh cúm mùa, vi rút cúm lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, ho, hắt hơi… hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
  • Các chủng cúm gia cầm, vi rút lây sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, chăm sóc, giết mổ, vận chuyển hoặc tiêu hủy, ăn phải những sản phẩm gia cầm có chứa vi rút chưa được nấu chín như tiết canh, hoặc sống trong vùng có dịch cúm trên gia cầm.

Biểu hiện

  • Sau khi bị nhiễm vi rút cúm từ 2 4 ngày (giai đoạn ủ bệnh)
  • Sốt cao đột ngột 39 40 độ C, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
  • Ngoài ra có thể có các triệu chứng viêm long đường hô hấp như: sổ mũi, hắt hơi, đau rát họng, ho khan, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
  • Một số bệnh nhân có thể có viêm thanh khí quản, tiếng ho ông ổng, người bệnh mệt nhiều, ăn ngủ kém. 
  • Tình trạng sốt cao liên tục kéo dài 3 4 ngày, sau đó sốt lui dần nhưng mệt mỏi còn có thể kéo dài hàng tuần sau đó rồi đa số tự hồi phục.

Phòng ngừa

Các biện pháp phòng bệnh thụ động

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống;
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch;
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ khoảng cách an toàn (>1m) và tránh tiếp xúc với người nhiễm khuẩn hô hấp cấp; mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người có nguy cơ cao mắc cúm như bệnh viện, bến xe, siêu thị,…; t=
  • tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đặc biệt, tránh tiếp xúc gia cầm bị bệnh ốm chết hoặc đi vào vùng có dịch khi không cần thiết, tuyệt đối không ăn các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín.

Phòng ngừa chủ động

  • Tiêm vắc xin cúm hàng năm.
  • Vắc xin cúm được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Việc tiêm ngừa không chỉ giúp phòng các chủng cúm mùa đang lưu hành (trong đó có chủng cúm A/H1N1 gây đại dịch) mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm A khác do tính miễn dịch chéo trong vắc xin.
  • Những người bị di ứng với trứng gà hay thịt gà thì không nên tiêm vắc xin cúm do có khả năng bị dị ứng.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 672 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây