1

Bệnh dại và cách phòng chống - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh dại

  • Là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra do siêu vi trùng, thường gặp ở động vật có máu nóng.
  • Súc vật dại cắn người thường là chó, mèo.
  • Bệnh rất nguy hiểm vì khi phát bệnh hầu như bệnh nhân tử vong 100%.
  • Tuy nhiên có thể phòng ngừa khá hiệu quả bằng vaccine và huyết thanh kháng dại.

Biểu hiện bệnh  

Thời kỳ ủ bệnh

Từ 20 đến 60 ngày, thời gian ủ bệnh ngắn khi vết cắn ở mặt.

Thời kỳ khởi phát

  • Người bị súc vật dại cắn sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau cổ, sốt......
  • Ngứa, đau tại vết cắn hầu như đã lành
  • Bị cảm, thấy hồi hộp, lo lắng, dễ kích thích, mất ngủ, bứt rứt, trầm cảm......
  • Đôi khi bị buồn nôn, đau bụng, tiểu khó......

Thời kỳ toàn phát

Có hai thể hung dữ và bại liệt.

Ở thể hung dữ

  • Bệnh nhân sợ nước, sợ gió, ánh sáng.
  • Xuất hiện cơn co thắt thanh quản đột ngột, dữ dội.
  • Cổ và lưng bệnh nhân ưỡn ra.
  • Có biểu hiện ảo giác, mất định hướng, trốn chạy hoặc gây hấn với người khác, vùng vẫy cấu xé, rú lên như chó sủa, thở dồn hơn và có thể tử vong.
  • Bệnh nhân sốt cao, đồng tử giãn, tăng tiết nước bọt, nước mắt, hạ huyết áp, khó nuốt, sùi bọt mép..
  • Sau đó liệt cơ cổ, mắt, lưỡi gây sặc, liệt các cơ khớp, tử vong chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dài từ 2 đến 20 ngày.

Đề phòng

  • Không tiếp xúc, vuốt ve, ôm các con vật nuôi xa lạ, dù các con vật này là chó, mèo...... dễ thương vì chúng có thể bất ngờ cắn người muốn tiếp cận với chúng.
  • Chích ngừa cho 100% chó, mèo nuôi.
  • Diệt động vật, gia súc nghi bị súc vật dại cắn. Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.
  • Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc phải đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

Điều trị

  • Hiện nay tại các Trung tâm Y tế Dự phòng đã có thuốc ngừa bệnh dại có nguồn gốc từ tế bào động vật đó là vaccine Verorab an toàn không có tai biến thần kinh.
  • Bộ Y tế yêu cầu từ 01 tháng 9, bắt buộc các điểm tiêm ngừa phải theo dõi chi tiết từng bệnh nhân tiêm phòng dại, phản ứng sau từng mũi tiêm.
  • Sau tiêm, cần theo dõi, nếu có phản ứng khác lạ (ngứa, sưng, tấy đỏ nơi tiêm, sốt, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt...) thì báo với bác sĩ để xử lý.
  • Thường các phản ứng này xuất hiện từ mũi tiêm thứ ba.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12001 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 2 năm trước
 727 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây