1

Bệnh cúm: Có nên tiêm phòng vắc xin? - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tăng nhiều hơn về mùa đông xuân. Từ khá lâu đã có vắc xin cúm có thể phòng được các chủng vi rút cúm mùa. 

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp (tỷ lệ 1/10 người): đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ, đau khớp, cáu kỉnh, buồn ngủ, tiêu chảy, sốt, run rẩy, chán ăn, chóng mặt, tăng đổ mồ hôi, trẻ em quấy khóc; đau, sưng, đỏ, cứng, ngứa chỗ tiêm.
  • Không thường gặp (tỷ lệ1/100 người): sưng hạch cổ, nách, bẹn; nôn, mày đay, triệu chứng giống cúm; xuất huyết, nóng chỗ tiêm.
  • Hiếm gặp (tỷ lệ 1/1000 người): Cảm giác tê hay như kiến bò (dị cảm), giảm cảm nhận xúc giác, cảm giác tê hay đau yếu cánh tay, đau dọc đường đi của dây thần kinh.
  • Các tác dụng không mong muốn khác không rõ tần suất và chưa chứng minh được liên quan đến việc tiêm vắc xin: co giật, viêm não tủy, viêm thần kinh, hội chứng Guillain - Barré, viêm mạch máu, giảm tiểu cầu…

Thời điểm tiêm phòng

  • Vì chủng vi rút cúm thay đổi hàng năm nên bạn cần tiêm phòng vắc xin cúm mỗi năm trước khi vào mùa cúm.
  • Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng tháng 9 và tháng 10 hàng năm.
  • Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm, thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
  • Trẻ em dưới 09 tuổi nên tiêm 02 mũi khi tiêm lần đầu (mũi thứ 02 cách mũi 01 ít nhất 04 tuần).
  • Người lớn và trẻ đã từng chủng ngừa cúm thì mỗi năm tiêm 01 mũi.

Chỉ định

  • Tất cả mọi người từ 06 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.
  • Nhóm người có nguy cơ cao nhiễm vi rút cúm và nguy cơ mắc cúm nặng có biến chứng cần được khuyến cáo tiêm ngừa bao gồm:
  • Phụ nữ mang thai;
  • Trẻ em từ 06 tháng đến 5 tuổi;
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi);
  • Người mắc bệnh mạn tính (COPD, suy tim, viêm đa khớp, bệnh lupus…);
  • Nhân viên y tế;
  • Người đi du lịch giữa các nước và các vùng trong một nước.

Chống chỉ định

  • Những đối tượng không nên tiêm phòng cúm:
  • Trẻ dưới 06 tháng tuổi;
  • Đã từng có tiền sử dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó;
  • Dị ứng nghiêm trọng với trứng;
  • Hoãn tiêm khi đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính (nên chờ cho đến khi tình trạng tốt hơn mới nên đi tiêm phòng cúm);
  • Từng bị hội chứng Guillian-Barre trong 06 tuần sau khi tiêm cúm.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 672 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây