1

Tử vong sau 4h cắt amidan: Những cảnh báo quan trọng - Bệnh viện Bạch Mai

Thủ thuật cắt bỏ amidan là hoạt động phổ biến thứ ba trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, với khoảng 530.000 trẻ em tại Mỹ mỗi năm. Tỷ lệ tử vong ước tính mỗi năm khi thực hiện phẫu thuật này có thể lên đến 50.000 trẻ. Cắt bỏ amidan thường được thực hiện ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn mãn tính. Trong nhiều trường hợp, amidan mở rộng, có khả năng cản trở đường thở. 

Ca bệnh

Hiện tượng tử vong do cắt amidan ngày càng xuất hiện nhiều, không chỉ ở nước ngoài mà còn có tại Việt Nam.

Vào tháng trước, Bệnh viện Trí Đức đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan cho hai bệnh nhân, một nam, một nữ. Bệnh nhân nam là Hoàng Văn Trấn (sinh năm 1982, ở xã Hồng Thái - Phú Xuyên - Hà Nội), bệnh nhân nữ là Quách Thị Mai P. (38 tuổi, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội).

Cả hai đều có biểu hiện sốc phản vệ tại Bệnh viện Trí Đức sau khi tiến hành gây mê, sau đó được chuyển sang cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và tử vong tại đây. Thông tin này khiến rất nhiều người hoang mang, khi trước đó bệnh nhân chỉ có biểu hiện ho và rát cổ họng.

Trước những thông tin này, nhiều người cảm thấy vô cùng hoảng loạn, không dám cắt amidan mặc dù được bác sĩ chỉ định cắt bỏ. Vậy cắt amidan cần lưu ý những điều gì để tránh xảy ra những biến cố gây mê, tử vong?

Những lưu ý khi cắt bỏ amidan không được bỏ qua

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), mặc dù thủ thuật cắt bỏ amidan không khó nhưng nếu trình độ gây mê không ổn, làm ẩu thì chuyện làm bệnh nhân tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Bình thường, sau khi thăm khám tình hình viêm amidan, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu như được điều trị tích cực, đúng phác đồ, đúng liều lượng kháng sinh… mà vẫn bị viêm amidan thì việc chỉ định cắt bỏ amidan là điều chắc chắn bác sĩ nào cũng làm.

Nếu đã làm đến nước này mà viêm amidan vẫn đeo bám thì cũng rất nguy hiểm đến tính mạng. Amidan bị phì đại to sẽ gây tắc nghẽn đường thở, hiện tượng ngừng thở ở trẻ khi đang ngủ, cơ thể tím tái do thiếu dưỡng khí, trẻ hay quấy khóc.

Bệnh nhân bị viêm amidan cũng sẽ bị viêm mãn tính lặp đi lặp lại nhiều lần, nguy cơ bị thấp khớp, biến chứng tim, viêm cầu thận thấp… là điều khó tránh khỏi. Đó là còn chưa nói đến khả năng bạn sẽ bị viêm phế quản nhiều lần, hen phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, cản trở ăn uống…

Nói như vậy để chúng ta thấy, việc cắt bỏ amidan không hẳn là hành động sai lầm của các bác sĩ. Cắt bỏ amidan giúp chúng ta có cuộc sống thoải mái hơn, phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm ở trên.

Nhưng cái quan trọng nhất là phải đảm bảo thực hiện cắt amidan đúng kỹ thuật, làm cẩn thận, nếu điều trị bằng thuốc mà vẫn viêm thì mới được tiến hành cắt bỏ.

Do đó, khi quyết định cắt bỏ amidan, bệnh nhân nhất định cần phải có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn để tìm ra phương pháp phù hợp, tránh viêm amidan tái phát.

Khuyến cáo của bác sĩ

  • Không cắt amidan cho trẻ dưới 5 tuổi vì ở tuổi này nếu cắt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ và amidan có khả năng phát triển tiếp.
  • Đối tượng trên 50 tuổi cũng cần thật thận trọng khi cắt amidan. Đối tượng trên 50 tuổi dễ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tăng huyết áp, chưa kể ở tuổi này amidan hay bị xơ hóa. Nếu tiến hành cắt thì có thể khiến bệnh nhân mất nhiều máu, gây nguy hiểm tính mạng.
  • Những đối tượng mắc phải các bệnh lý như rối loạn đông máu, suy tim, hay chảy máu… đều không được chỉ định cắt bỏ amidan.
  • Cắt amidan cũng không áp dụng cho các trường hợp đang bị viêm nhiễm cấp tính tại amidan, viêm nhiễm tại mũi, xoang và viêm nhiễm toàn cơ thể như mắc bệnh sởi, cúm, sốt xuất huyết.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, đang mang thai, có dấu hiệu bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh gan, lao… đều không được chỉ định cắt bỏ amidan.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 13:59
Yên tâm cho con trai 3 tuổi cắt amidan Plasma Plus tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Trẻ nhỏ viêm amidan, viêm VA cần xử lý thế nào?
 3 năm trước
 587 Lượt xem
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền 10:14
Cắt amidan tại Thu Cúc: An tâm ngay cả khi có tiền sử bệnh nền
Cắt amidan tại bệnh viện Thu Cúc được áp dụng công nghệ dao plasma plus hiện đại giúp giảm thiểu đau, chảy máu. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân...
 3 năm trước
 697 Lượt xem
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN 03:02
VIÊM TAI Ứ DỊCH - CĂN BỆNH PHỔ BIẾN MẸ KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
Viêm tai ứ dịch dễ gặp nhất là ở độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi. Đa số trẻ được điều trị khỏi trong vòng 3 tháng. Nhưng có đến 30 - 40% trong số đó...
 2 năm trước
 606 Lượt xem
"3 TIẾNG SAU CẮT AMIDAN, CON ĐÃ NÓI CHUYỆN, ĂN UỐNG ĐƯỢC BÌNH THƯỜNG" "3 TIẾNG SAU CẮT AMIDAN, CON ĐÃ NÓI CHUYỆN, ĂN UỐNG ĐƯỢC BÌNH THƯỜNG" 01:25
"3 TIẾNG SAU CẮT AMIDAN, CON ĐÃ NÓI CHUYỆN, ĂN UỐNG ĐƯỢC BÌNH THƯỜNG"
Bé Hải Đăng (3 tuổi rưỡi) được chẩn đoán viêm Amidan và viêm VA, với các triệu chứng nặng: ho, sốt co giật, khó thở thậm chí ngừng thở khi ngủ. Vì...
 3 năm trước
 1096 Lượt xem
Tin liên quan
Dấu Hiệu Cảnh Báo Vấn Đề Sức Khỏe: Đau Họng đau Tai
Dấu Hiệu Cảnh Báo Vấn Đề Sức Khỏe: Đau Họng đau Tai

Đau họng đau tai gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Đây được coi là căn bệnh thông thường tuy nhiên trong một vài trường hợp nó lại là dấu hiệu cảnh bảo về vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Hãy để ý để điều trị kịp thời nhé

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây