1

Basedow theo Y học cổ truyền - bệnh viện 103

Bệnh basedow hay còn gọi là cường giáp, là bệnh lý do hormon tuyến giáp tăng cao làm cho cơ thể bị xáo trộn nội tiết. Biểu hiện của bệnh là hồi hộp, khó ngủ, run tay, dễ bị kích thích, hay cáu gắt, nhịp tim nhanh dẫn đến rối loạn nhịp tim, mệt nhiều, có khi ngứa ngoài da, người lúc nào cũng sợ nóng bức, ra mồ hôi nhiều,sụt cân, tiêu chảy… rất ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Bệnh để lâu sẽ gây ra chứng lồi mắt, nặng hơn có khi không khép kín được mí mắt, Rối loạn giấc ngủ, rối loạn kinh nguyệt trên phục nữ  hoặc các triệu chứng sẽ xuất hiện đồng thời với bệnh.

Theo thống kê chung thì nguyên nhân basedow phần lớn có liên quan đến di truyền (79%), phần còn lại do tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác như tuổi tác, môi trường sống, hóa chất trong thực phẩm ăn uống, cơ địa, giới tính… và stress.

Tại Việt Nam tỷ lệ basedow khá cao từ 10% đến 39% trong số những người có bướu giáp đến khám tại bệnh viện, trong đó chủ yếu ở độ tuổi sinh đẻ từ 20 đến 40 chiếm tỷ lệ cao nhất. 

Bệnh basedow rất dễ tái phát nên phải đi thăm khám thường xuyên

Bình thường hormone tuyến giáp là T3 (Tri-Iodothyronin) và T4 (Tretra-Iodothyronin) là hai hormone làm nhiệm vụ điều hòa chuyển hóa và tăng trưởng của cơ thể, chúng được kích thích sản xuất bởi TSH (Thyroid Stimulating Hormon) của tuyến yên.

Khi bị bệnh basedow, cơ thể sản xuất ra 1 loại protein có tên là Thyrotropin receptor anti-body (TRAb) chống lại chính cơ thể (tự kháng thể).

Protein này gắn kết lên receptor của TSH trên tuyến giáp gây tăng tiết T3, T4 quá mức đây là chứng cường giáp.

Theo y học cổ truyền

Cường giáp xếp vào chứng ANH LỰU , NHỤC ANH, ANH bệnh,  lấy biện chứng luận trị làm cơ sở và chia thành các giai đoạn:

  • Mới phát: chủ yếu là Can đởm kết, chữa trị nên lý khí hoá đởm, nhuyễn kiên, tán kết
  • Thời kỳ sau: phần âm suy, hao tổn, chữa trị nên nhu Can, tư Thận.
  • Chứng nhẹ: biểu hiện chủ yếu là can Khí uất kết, đàm kết sinh hoả gây nhiễu tâm phép trị chủ yếu là sơ can, thanh tâm, hoá đàm, tán kết.
  • Chứng nặng: Biểu hiện chủ yếu là khí uất, đàm kết, phép trị choủ yếu là dưỡng tâm, tả hoả, hoá đàm, tán kết.
  • Chứng nguy: biểu hiện chủ yếu là táo hoả cực thịnh làm suy kiệt khí âm, cần truyền dịch hồi sức cấp cứu.

Biện chứng luận trị

Can khí uất trệ: ngực sườn đau tức, bụng đầy ăn ít, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch Huyền

Phép trị: sơ Can thanh nhiệt, lý khí, giải uất

Can hoả thịnh: bứt rứt, nóng nảy, hay cáu gắt, sắc mặt đỏ ửng, sợ nóng, miệng đắng, mồ hôi ra nhiều, hoa mắt chóng mặt, chân tay run, lưỡi đỏ rêu mỏng vàng, mạch huyền sác.

Trường hợp can hoả phạm vị, bệnh nhân mau đói, ăn nhiều. Phép trị: thanh can, tả hoả.

Tâm âm hư: bứt rứt khó ngủ, hồi hộp ra mồ hôi, mệt mỏi, ngắn hơi ( hụt hơi ), chất lưỡi đỏ bóng, ít rêu hoặc rêu mỏng, mạch Tế Sác.

Phép trị: dưỡng tâm, an thần, tư âm, sinh tân.

Đàm thấp Ngưng kết: tuyến giáp to, ngực đây tức, không muốn ăn, nôn, buồn nôn, tiểu lỏng. lưỡi bệu, rêu lưỡi dà,, nhợt, mạch Nhu Hoạt

Pháp điều trị: hoá đàm. Lợi thấp, nhuyễn kiên, tán kêt.

Phương điều trị

Tuỳ theo các thể và pháp điều trị có phương điều trị thích hợp dùng thuốc và không dùng thuốc., gia giảm theo từng chứng và bệnh nhân khác nhau.

Một số bài thuốc:

Lục Quân Tử Thang Hợp Hải Tảo Ngọc Hồ thang gia giảm.: Hải tảo 30g , Hải đới 30g , Côn bố 30g, Trần bì 8g, Bán hạ 8g, Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh: 12g, Triết bối mẫu 12g, Cam thảo: 4g.

Tứ Hải Thư Uất Hoàn thêm Hương phụ, Uất kim.: Hải cáp phấn 8g, Hải đới 30g, Hải tảo 30g, Hải phiêu tiêu 20-30g, Côn bố 20-30g, Trần bì 8g, Mộc hương 12g, Hương phụ 12g, Uất kim 12g.

Côn bố, Hải tảo, Đậu nành 150-200g. Nấu chin hoặc thêm đường ăn thường xuyên.

v…v….

Châm cứu

Theo biện chứng luận trị chọn bài châm theo thể, có thể gia các huyệt tuỳ theo triệu chứng kèm theo.

  • Mắt lồi: thiên trụ, phong trì
  • Mất ngủ: đởm du, tâm du
  • Sốt về chiều : Đại chuỳ, lao cung
  • Mồ hội trộm : âm khích, hậu khê
  • Cơ thể gầy ốm : túc tam lý, tam âm giao.
  • Hồi hộp : Nội quan, thần môn
  • Tiểu lỏng : thiên xu, công tôn, tỳ du
  • Nhĩ châm : Nội tiết, Dưới vỏ não, Tuyến giáp.

Phương pháp châm : dùng hào châm châm cách nhật, 30 lần châm là một liệu trình. Gài nhĩ hoàn thì 3 ngày liên tục dặn bệnh nhân tự ấn huyệt ngày 3 lần, sau khi lấy kim, thay kim gài huyệt khác, 10 lần gài kim là 1 liệu trình.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây