1

[Bạn hỏi - Bác sĩ trả lời] - Điều trị chứng đổ mồ hôi tay như thế nào? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tôi mắc chứng ra mồ hôi tay từ nhỏ đến nay. Tôi có nghe nói tới phương pháp điều trị phẫu thuât tḥần kinh giao cảm, không biết tôi có thể dùng phương pháp này hay không?

Trả lời:

Con người có khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi nằm rãi rác khắp cơ thể, ngoài nhiệm vụ thải độc, tuyến mồ hôi giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nhiệt độ của cơ thể thông qua sự bay hơi mồ hôi. Sự chế tiết mồ hôi được kiểm soát bởi hai cơ chế là thần kinh và thể dịch, trong đó cơ chế thần kinh là chủ yếu.

Khi hệ thống thần kinh giao cảm kiểm soát sự bài tiết mồ hôi này bị kích thích như nhiệt độ môi trường tăng cao, lao động nặng, nhiều, lo sợ, đói, một số bệnh lý....các tuyến sẽ bị kích hoạt và mồ hôi được tiết ra ngoài. 

Bệnh nhân bị tình trạng tăng tiết mồ hôi thường mắc khi còn rất trẻ, không khác biệt giới tính, độ tuổi. Nguyên nhân chính là do sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, và một số nguyên nhân khác như phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, bệnh lý tuyến giáp, bệnh hô hấp, tiêu hóa... 

Để điều trị chứng đổ mồ hôi tay hầu hết các nước trên thế giới và tại các cơ sở phẫu thuật lồng ngực và tim mạch ở Việt Nam đều áp dụng kỹ thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực.

Ngày nay, kỹ thuật nội soi được áp dụng nhiều vì có nhiều ưu điểm so với phương pháp mổ hở: Xâm nhập tối thiểu, độ chính xác cao, giảm được các biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện.

Ngoài ra, với sự trợ giúp của các camera, bác sĩ có thể quan sát rõ trên màn hình: độ phóng đại lớn, tiếp cận gần, quan sát các tổn thương phối hợp.

Thêm vào đó, phẫu thuật này còn rút ngắn được thời gian mổ khoảng 15 đến 30 phút, nằm viện ngắn, sau 1 ngày có thể xuất viện, các đường rạch tối thiểu không để lại sẹo hoặc nếu có thì rất nhỏ, nhất là ít đau sau mổ, đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ cao.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây