3 TRIỆU CHỨNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM
Sốt: Triệu chứng đầu tiên xuất hiện khi trẻ bị tay chân miệng là sốt. Thông thường trẻ chỉ sốt nhẹ, tuy nhiên trong trường hợp bệnh nặng có thể xảy ra sốt cao.
️ Nổi mụn nước: xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, họng của trẻ. Lúc đầu là các vết đỏ, sau đó phồng rộp tạo nên các mụn nước điển hình.
️ Quấy khóc, bỏ ăn/bú: Khi mắc tay chân miệng, trẻ khó chịu mệt mỏi và quấy khóc nhiều hơn, bên cạnh đó việc xuất hiện mụn nước ở miệng, họng… cũng khiến trẻ bị đau và gây ra bỏ bú, bỏ ăn. Một số trẻ còn gặp tình trạng tiêu chảy.
Ngoài các dấu hiệu điển hình của bệnh, cha mẹ cũng cần lưu ý các dấu hiệu như: quấy khóc dai dẳng, sốt cao liên tục không hạ, giật mình hoặc lơ mơ… có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiễm độc thần kinh cần được xử trí kịp thời tránh nguy hiểm.
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG
- Hạ sốt đúng cách bằng cách cho bé mặc quần áo thoáng rộng, bổ sung nhiều nước và sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung thêm nước cho bé bằng cách cho bé ăn các thực phẩm lỏng như cháo, súp, nước hoa quả, sữa hoặc dung dịch oresol.
- Vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ. Với trẻ lớn, cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Rửa tay cho bé thường xuyên. Cha mẹ và người chăm sóc bé cần rửa tay trước và sau khi chạm vào bé.
-----
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 19001806
Tiêm chủng: 0911615115
Cấp cứu: 0833015115