1

10 yếu tố khiến hen phế quản ở trẻ nặng lên - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Khói thuốc lá

  • Nếu bố mẹ hoặc thành viên trong gia đình hút thuốc lá thì nên bỏ.
  • Không cho phép ai hút thuốc lá trong nhà, trong ô tô hoặc khi tiếp xúc với trẻ.
  • Khi đi cùng trẻ hãy chọn chỗ không có khói thuốc lá, tránh những nhà hàng và nơi công cộng cho phép hút thuốc.
  • Nếu có người hút thuốc, khuyến cáo hút thuốc ở bên ngoài.

Bụi, mạt nhà

  • Nên bọc gối, đệm ghế có kéo khóa để dễ dàng thay giặt thường xuyên. Vệ sinh giường ngủ bằng nước nóng 1 lần/tuần.
  • Thay giặt rèm cửa, lau chùi cửa và cánh cửa bằng nước nóng.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau bụi trên tất cả các bề mặt bằng khăn ướt.
  • Đồ chơi và sách, quần áo nên cất trong tủ có cửa kín để tránh bám bụi. Nếu cho trẻ chơi thú nhồi bông nên chọn loại có thể giặt sạch.
  • Gối và chăn đệm không nên chọn loại lông vũ. 

Nấm mốc

  • Để tránh nấm mốc phát triển cần sử dụng máy hút ẩm để giữ độ ẩm thấp (không quá 50%).
  • Sử dụng máy điều hòa khi có thể.
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng  ngủ thường xuyên, chà sạch nấm mốc bằng bàn chải với chất tẩy rửa và nước nóng.
  • Thông khí nhà, phòng bằng quạt hút hoặc mở cửa.
  • Không để cây, không trải thảm trong phòng ngủ. Tránh những thứ bị nấm mốc.

Côn trùng

  • Dùng mồi hoặc đồ bẫy côn trùng.
  • Có thể dùng thuốc xịt côn trùng nhưng chỉ khi không có người ở nhà.
  • Đảm bảo nhà thoáng khí vài giờ sau khi xịt thuốc và trước khi có người trở về.
  • Không để thực phẩm hoặc rác thải mà không đậy kín.

Phấn hoa

  • Lượng phấn hoa cao nhất vào buổi sáng sớm, đặc biệt vào những ngày khô và ấm.
  • Nên để trẻ hoạt động trong nhà vào khoảng thời gian này.
  • Đóng cửa khi vào mùa phấn hoa.
  • Tránh dùng quạt mà hãy dùng điều hòa không khí.

Vật nuôi

  • Không nên có vật nuôi trong nhà nếu trẻ có nguy cơ dị ứng cao (ví dụ như chó, mèo, chim...).
  • Nên phòng ngừa và tránh những chuyến đi chơi đến những nơi có vật nuôi.
  • Nếu đi phải mang thuốc hen và hạn chế tối đa tiếp xúc với vật nuôi.
  • Nếu bắt buộc phải có vật nuôi, phải để vật nuôi ở một chỗ nhất định, cách xa trẻ.
  • Nếu có thể nên để bên ngoài nhà.
  • Dọn vệ sinh và tắm cho vật nuôi thường xuyên.

Mùi/ hóa chất xịt

  • Tránh hóa chất dạng xịt (như sơn...), chất làm sạch có mùi mạnh khi trẻ ở trong nhà.
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài.
  • Không sử dụng nước hoa, các hóa mỹ phẩm có mùi dễ làm kích thích phổi.
  • Không sử dụng các dạng lò, bếp than...
  • Sử dụng quạt thông gió, hút mùi khi nấu để tránh khói và mùi.

Thời tiết và ô nhiễm không khí

  • Nếu trẻ sống trong vùng ô nhiễm, hạn chế hoạt động ngoài trời khi mức độ ô nhiễm cao.
  • Vào những ngày ô nhiễm không khí nặng, hãy ở trong nhà và đóng cửa.
  • Tránh hóng gió ban ngày và ban đêm, tránh gió lùa.
  • Tránh tập thể dục nặng vào những ngày thời tiết ô nhiễm.
  • Nếu gặp vấn đề với không khí lạnh, cố gắng thở bằng mũi thay vì bằng miệng và thường xuyên quàng khăn ấm.

Tập thể dục

  • Một số trẻ hay thở khò khè, khó thở khi vận động mạnh như tập thể dục.
  • Vì thế cần khởi động kỹ trước khi tập.
  • Có thể dùng thuốc trước khi tập nhưng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Nên tập thể dục trong nhà vào những ngày ô nhiễm không khí nặng hoặc những ngày nhiều phấn hoa.

Cảm cúm

  • Cảm cúm có thể là tiền đề cho đợt hen tiến triển.
  • Tránh đám đông và những người bị cảm trong mùa cúm.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm, bắt đầu dùng ngay thuốc hen cho trẻ và tiếp tục cho đến khi hết triệu chứng.
  • Nếu con đang sử dụng thuốc hen, có thể sử dụng thêm thuốc hen phối hợp, đặc biệt nếu hen của con do cảm cúm, cảm lạnh.
  • Nếu con bạn bị hen kéo dài, bạn nên cho con tiêm vắc xin cúm hàng năm. Để trẻ nghỉ ngơi, uống nước và không được gắng sức vì có thể làm tình trạng xấu đi.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây