Thay mới mặt dán sứ tối đa bao nhiêu lần?
Phương pháp dán sứ có thể được tiến hành rất nhiều lần miễn là còn lại đủ cấu trúc răng bên dưới mặt dán sứ. Nếu như bác sĩ không gỡ bỏ hoàn toàn mặt dán sứ cũ thì sẽ không thể biết được cấu trúc răng bên dưới ra sao.
Chúng tôi đã thực hiện thành công rất nhiều trường hợp thay thế mặt dán sứ nhiều lần. Thông thường thì đa số những trường hợp này đều có vấn đề về khớp cắn hoặc do việc gắn mặt dán sứ không được thực hiện đúng cách.
Nếu như răng bị mọc lệch thì cũng sẽ ảnh hưởng đến khớp cắn và khiến cho mặt dán sứ bị hỏng. Thói quen nghiến răng cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến khớp cắn và mặt dán sứ. Vì thế, bác sĩ sẽ cần kiểm tra khớp cắn khi thay mặt dán sứ mới. Nếu như khớp cắn bị lệch thì mặt dán sứ sẽ phải chịu một lực lớn và bong ra. Trong hai phương pháp dán sứ và bọc răng sứ thì dán sứ là lựa chọn hợp lý hơn bởi ít gây ảnh hưởng đến răng hơn phương pháp bọc răng sứ.
Đối với bất kì phương pháp nha khoa thẩm mỹ nào thì để có được thành công cũng cần đến nhiều yếu tố khác nhau như:
- Hình dung được chính xác kết quả mà bạn mong muốn trước khi bắt đầu thực hiện.
- Các vật liệu phục hình cần được đặt ở vị trí thích hợp với cơ mặt, các răng xung quanh, môi và khớp cắn.
- Hiểu rõ về ưu điểm, nhược điểm của loại vật liệu được sử dụng.
Định nghĩa của dán sứ veneer hiện nay đã không còn rõ ràng bởi chúng ta có “mặt dán ¾”, “răng sứ ¾” và “dán sứ không cần mài răng”. Bác sĩ sẽ đánh giá từng trường hợp cụ thể để chọn phương pháp phù hợp. Không có bất kì quy định nào về số lần tối đa được dán sứ, bạn có thể dán một, hai, ba hoặc nhiều lần hơn tùy ý. Nếu được thực hiện đúng cách thì có thể bạn chỉ cần tiến hành 1 hoặc 2 lần trong cả cuộc đời. Còn nếu không thì việc chuyển sang dùng bọc răng sứ hoàn toàn hay “mặt dán sứ ¾” cũng sẽ không có gì khác biệt.
Tuy nhiên, tôi đã thực hiện nhiều trường hợp mà mặt dán sứ được gắn hoàn toàn lên ngà răng mà vẫn có thể duy trì được nhiều năm trước khi cần gắn lại. Khi mặt dán sứ chỉ được gắn lên ngà răng thì bác sĩ sẽ cần phải dùng kĩ thuật đặc biệt chuẩn xác để cho ra kết quả cao nhất. Trong quá trình gắn mặt dán sứ, bất kì thứ gì bám trên bề mặt răng như nước bọt hay thậm chí là độ ẩm cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả sau khi hoàn thiện.
Khi khớp cắn không cân bằng thì răng sẽ phải chịu một áp lực lớn hơn bình thường mỗi khi nghiến răng hay nhai, cắn. Áp lực này sẽ khiến cho mặt dán sứ bị nứt hoặc mẻ. Do đó, bác sĩ cần phải điều chỉnh lại khớp cắn để hạn chế tối đa lực tác động lên răng hoặc khách hàng sẽ cần đeo máng bảo vệ vào ban đêm.
Nếu có thể thực hiện những điều trên thì bạn sẽ có thể tiến hành dán sứ nhiều lần hoặc gắn lại mặt dán sứ hiện tại.
Theo cá nhân tôi thì hai phương pháp dán sứ veneer và bọc răng sứ ngoài tên gọi khác nhau ra thì không có điểm khác biệt nào quá lớn. Tôi sử dụng cùng một loại vật liệu sứ cho cả hai phương pháp này và luôn cố gắng giữ lại tối đa cấu trúc răng tự nhiên mà không làm ảnh hưởng đến kết quả.
Nếu bạn không có vấn đề về khớp cắn và trong quá trình gắn mặt dán sứ cũ, cấu trúc răng không bị bào mòn đi quá nhiều thì mặt dán sứ sẽ không bị bong ra. Còn nếu như cấu trúc răng còn lại không đủ thì bạn nên chuyển sang phương pháp bọc răng sứ.
Mục tiêu luôn là giữ cho mặt dán sứ bền lâu nhất có thể. Bộ mặt dán sứ trước kia của bạn có độ bền hơn 20 năm, như vậy là đã lâu hơn so với độ bền trung bình. Hiện tượng mặt dán sứ bị mẻ là hoàn toàn bình thường tuy nhiên nếu bị mẻ quá nhiều thì vấn đề có thể là do khớp cắn chứ không phải do chất lượng của mặt dán sứ.
Về cơ bản thì mặt dán sứ dù dày hay mỏng thì cũng rất khó bị bong. Đôi khi bọc răng sứ có thể là một lựa chọn hợp lý nhưng đa phần thì đây sẽ là phương án cuối cùng mà bác sĩ dùng đến khi tất cả các phương án khác đã không còn khả thi.
Mặt khác, nếu như cấu trúc răng vẫn còn khá nguyên vẹn thì mặt dán sứ có thể được thay thế nhiều lần.
Hiện tượng mặt dán sứ bị bong ra có thể là do “keo dính” không đủ chắc hoặc khớp cắn bị lệch, tác động quá nhiều lực lên lớp “keo dính”. Ngoài ra, chất lượng của vật liệu sứ cũng có thể là một nguyên nhân.
Hiện nay ngoài phương pháp mài thì còn có một số cách khác để loại bỏ mặt dán sứ, bao gồm phương pháp dùng tia laser để làm chảy lớp keo dính và mặt dán sứ có thể tự bong ra mà không gây hại đến răng.
Nếu mặt dán sứ bị loại bỏ nhiều lần bằng cách khoan thì sẽ không còn đủ men răng để giữ được mặt dán sứ và bạn cần chuyển sang dùng bọc răng sứ toàn phần.