Muốn sửa phần da chùng nhão bên trên rốn và sửa hình dáng rốn thì cách nào là tự nhiên nhất?
Thật thú vị khi có rất nhiều phương án có thể được đưa ra cho câu hỏi của bạn. Thứ nhất, bạn 28 tuổi. Bạn có dự định sinh thêm con không? Nếu có ý định thì chớ vội làm phẫu thuật. Bạn dường như bị xổ cơ (tách cơ thẳng bụng), nhưng chỉ xem ảnh thì hơi khó đánh giá. Chỉ có một vấn đề là rốn của bạn tương đối cao. Trong trường hợp của bạn, một ca phẫu thuật tạo hình toàn phần sẽ để lại thêm một vết sẹo dọc... đây không phải là điều mà ai cũng có thể chấp nhận, hoặc là ca phẫu thuật sẽ để lại một vết sẹo ngang ở vị trí cực kỳ cao. Phẫu thuật tạo hình vùng bụng ngược, bao gồm một vết sẹo kéo dài qua đường giữa bụng, để lại một vết rạch rất khó coi. Nếu bạn không có kế hoạch sinh nở thêm, thì hãy xem xét phẫu thuật tạo hình bụng cải biến, có thể chia làm hai lần nếu cần, bao gồm việc hạ thấp vị trí rốn hiện tại và thắt chặt cơ. Nếu phần da thừa phía trên rốn vẫn còn quá nhiều và không theo ý muốn của bạn, việc cắt bỏ phần da phía trên rốn của bạn có thể được thực hiện tại phòng khám khi gây tê tại chỗ. Phương pháp này cho phép ta bỏ qua vết khâu dcj và giảm chiều dài của đường rạch tạo hình thành bụng. Đây không phải một ca đơn giản, hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn thật kỹ càng!
Việc bạn có da thừa ở bụng, vết rạn da, cơ bụng yếu và rốn bị lõm sau khi mang thai không có gì là lạ. Khi tình huống này phát sinh, có nhiều phương án phẫu thuật phù hợp với những nhu cầu cá nhân của từng bệnh nhân. Hình ảnh mà bạn đăng cho thấy bạn rất thích hợp làm phẫu thuật tạo hình bụng toàn phần. Quy trình này sẽ loại bỏ da và mỡ thừa, làm săn chắc các khối cơ bên dưới, loại bỏ vết rạn da và cải thiện hình dáng của rốn. Thủ thuật này có thể được thực hiện kết hợp với sửa đổi túi độn ngực. Nếu bạn đang cân nhắc phẫu thuật tạo hình thành bụng, thì điều quan trọng cần làm là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ, người có thể thực hiện khám sức khỏe cho bạn. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ này có thể lập ra một kế hoạch điều trị thích hợp để giải quyết những vấn đề mà bạn quan tâm.
Thoạt nhìn, có vẻ như bạn sẽ có đủ da thừa để phẫu thuật tạo hình bụng. Phương pháp này sẽ xử lý vùng da chùng nhão và giúp vùng bụng của bạn trông đẹp hơn nhiều. Đồng thời, bạn có thể cân nhắc thay cả hai túi độn nước muối thành túi độn gel silicon và điều chỉnh kích thước theo ý muốn. Sự kết hợp hai thủ thuật này thường được gọi là combo ngực bụng – Mommy Makeover.
Dường như bạn đã bị tách các khối cơ thẳng bụng. Mặc dù vậy, bạn có rất ít da thừa ở trên rốn. Trong tình huống này, tôi thường khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật tạo hình thành bụng, ca phẫu thuật này có một vết mổ ngắn, không để lại vết rạch nào ở rốn và có kèm theo thắt chặt hai khối cơ bị phân tách. Phần da thừa sẽ được kéo xuống dưới trong quá trình thực hiện và cắt bỏ phần thừa qua vết rạch tại vị trí mép quần bikini. Cách này đôi khi được gọi là kỹ thuật dời rốn.Tôi không bao giờ khuyên làm tạo hình thành bụng ngực, vì vị trí của vết sẹo khá lộ liễu. Có thể kết hợp tạo hình thành bụng cải biến với phẫu thuật độn ngực một cách an toàn.
Có một kiểu phẫu thuật gọi là phẫu thuật tạo hình thành bụng ngược, trong đó da thừa được kéo lên và cắt bỏ ngay bên dưới bầu ngực. Vấn đề với thủ thuật này là vết sẹo được giấu dưới bầu ngực ngoại trừ ở đường giữa đi qua xương ức của bạn. Hầu hết bệnh nhân không thích vết sẹo này và cuối cùng họ chọn không làm hoặc làm tạo hình thành bụng toàn phần.
Có vẻ như cơ bụng của bạn bị tách ra khi mang thai và bạn có thêm da ở trên và xung quanh rốn. Mặc dù đôi khi chúng tôi sẽ nhắc đến phẫu thuật tạo hình bụng ngược với nhau, nhưng tôi nghĩ bạn sẽ không thực sự hài lòng trừ khi được thắt chặt cơ bụng và cắt bỏ phần da thừa bằng tạo hình thành bụng toàn phần. Một trong những vấn đề bạn sẽ phải nghĩ đến là liệu bạn có định sinh con nữa hay không (và khi nào). Nếu có ý định này, bạn vẫn có thẩ mang thai sau khi làm tạo hình thành bụng, nhưng quá trình mang thai có thể làm “hỏng” kết quả mĩ mãn sau phẫu thuật. Bạn có thể thay hai túi độn cùng lúc với tạo hình thành bụng. Cả hai ca phẫu thuật có thể được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú. Cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ, đó là người có thể tư vấn cho bạn trong việc khám, trao đổi về kết hoạch phẫu thuật và những mong đợi sau phẫu thuật.
Bức ảnh cho thấy cơ bụng của bạn bị tách rộng do mang thai, đây là một vấn đề. Suy nghĩ của tôi: tạo hình thành bụng toàn phần có thể thắt chặt cơ và kéo căng da. Tôi chỉ làm tạo hình thành bụng ngược cho những người có da bụng trên lỏng lẻo nhiều hơn bạn. N Nếu bạn chỉ phiền lòng với vùng da lỏng lẻo phía trên rốn, thì ảnh cho thấy chỉ cần rạch cắt da hình chữ V là có thể làm căng phần đó, không cần làm phẫu thuật lớn.
Tôi thường xuyên gặp được bệnh nhân có nhiều da trùng nhão ở phía trên cũng như phía dưới bụng. Trên thực tế, một số bệnh nhân sau khi mang thai sẽ có da bụng dưới khá 'săn chắc' nhưng da bụng trên lại rất nhão và thừa. Trong những tình huống này, việc loại bỏ da theo hướng thẳng đứng xuống dưới (kiểu tạo hình thành bụng thông thường) là không đủ để khắc phục tình trạng nhão da bụng trên. Những bệnh nhân như vậy thường rất thích hợp với một kỹ thuật mà tôi gọi là tạo hình thành bụng “ngược lên trên”. Kỹ thuật phẫu thuật này bao gồm việc loại bỏ da bụng dư thừa theo chiều dọc hướng lên trên bằng cách sử dụng các vết rạch đặt tại vị trí trong các nếp gấp dưới vú. Nói chung, kiểu phẫu thuật này thích hợp nhất dành cho những bệnh nhân có bộ ngực khá đầy đặn hoặc ít nhất là hơi xệ, vì điều đó giúp che giấu tốt các vết rạch ở nếp gấp chân vú. Một phần quan trọng của quy trình này là khâu chỉ vĩnh viễn để cố định mép da bên dưới vào nếp gấp chân vú, sau khi đã cắt bỏ da thừa. Chỉ khâu vĩnh viễn đảm bảo rằng sẹo phẫu thuật vẫn sẽ ẩn trong nếp gấp chân vú.
Câu trả lời đơn giản là không có giải pháp hoàn hảo nào cho tình trạng da chỉ lỏng lẻo ngay bên trên rốn như trường hợp của bạn. Thông thường, tạo hình thành bụng là cách tốt nhất, nhưng với bạn thì phương pháp này có thể hơi quá mạnh tay. Tạo hình thành bụng ngược, trong đó da được kéo lên thay vì kéo xuống, có thể là một lựa chọn dành cho bạn. Cách này sẽ để lại một vết sẹo dọc theo nếp gấp dưới cùng của bầu ngực. Độ săn chắc của da cũng có thể được cải thiện phần nào với các biện pháp không phẫu thuật, ví dụ như Ulthera hoặc Thermage, nhưng không nên đặt kỳ vọng cao vào các phương pháp không phẫu thuật.
Xem ảnh thì khó có thể nói chính xác là bạn có bao nhiêu phần mỡ thừa và tình trạng của cơ thành bụng. Trong một ca phẫu thuật tạo hình thành bụng tiêu chuẩn, phần da phía trên rốn được kéo xuống dưới, trùm qua rốn và phần thừa sẽ được cắt bỏ. Sau đó bác sĩ sẽ cắt một lỗ hở mới trên phần da đó và lôi rốn lên trên. Tôi không hay làm chỉ riêng rốn. Chúng tôi có thể dễ dàng thay túi độn ngực cùng lúc với tạo hình thành bụng. Hãy tìm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ trong khu vực của bạn để giúp bạn.
Phụ nữ làm combo ngực bụng xong thì có hay bị đờm ở cổ họng lúc nào cũng cảm giác muốn ho không?
Tôi vừa mới làm combo ngực bụng momy makeover cách đây hai ngày và cái vấn đề lớn nhất của tôi là tôi bị đờm trong cổ họng/phổi sau phẫu thuật. Lúc nào cũng có cảm giác muốn ho, nhưng mỗi lần ho là tôi lại đau dữ dội, gần như không thể chịu đựng được. Tôi chưa thấy có ai hỏi về vấn đề này. Liệu đây có phải hiện tượng bất thường không?
- 7 trả lời
- 1228 lượt xem
Những biến chứng phổ biến nhất sau combo ngực bụng là gì?
Biến chứng sau combo ngực bụng có thường xuyên xảy ra không?
- 16 trả lời
- 560 lượt xem
Nếu muốn nâng ngực lên cỡ C thì nên để núm vú kích thước bao nhiêu?
Tôi đang cố quyết định xem nên giảm kích thước núm vú xuống bao nhiêu khi làm treo sa trễ/combo ngực bụng sắp tới. Bác sĩ bảo là sẽ dùng nhẫn đánh dấu rộng 3,5 cm, nhưng tôi thấy như thế hơi nhỏ. Theo các bác sĩ, tôi nên để núm vú cỡ nào với bầu ngực khoảng cỡ 36C?
- 13 trả lời
- 523 lượt xem
Tôi có thể treo sa trễ bằng đường rạch quanh quầng vú không và tôi nên chọn kiểu tạo hình bụng mini hay toàn phần?
Tôi muốn đi nâng ngực, treo ngực sa trễ và tạo hình thành bụng. Năm nay tôi 37 tuổi và tôi đã có 4 đứa con, cả bốn đều sinh mổ, không bị sẹo lồi. Cơ bụng của tôi không quá tệ thì có nên làm tạo hình thành bụng không nhỉ? Làm mini có được không hay phải làm toàn phần? Mối quan tâm chính của tôi là chỗ bụng lồi phía dưới và các vết rạn da. Còn về nâng ngực, treo sa trễ với túi độn bằng silicone, bác sĩ khuyên tôi nên đặt túi độn trên cơ vì tôi tập luyện nhiều. Đặt túi độn xong là không tập được nữa sao? Tôi muốn tránh sẹo hình kẹo mút nếu có thể, tôi cực kỳ ghét cái sẹo đó. Tôi có thể phẫu thuật ngực bằng đường rạch quanh quầng vú có được không? Hay đặt túi độn qua đường nách? Tôi muốn nâng lên thành cỡ D.
- 13 trả lời
- 532 lượt xem
Tôi nên chọn tạo hình thành bụng mini, tạo hình thành bụng toàn phần hay hút mỡ Smart Lipo?
Tôi đang cân nhắc thực hiện một combo ngực bụng Mommy Makeover và đã đọc về phương pháp tạo hình thành bụng mini, tạo hình thành bụng truyền thống (phẫu thuật tạo hình thành bụng toàn phần), mà giờ bạn tôi còn giới thiệu cho tôi cả phương pháp Smart Lipo nữa. Tôi đã giảm khoảng 11kg nhờ ăn kiêng và tập thể dục sau khi sinh hai đứa con (tôi 25 tuổi), giờ tôi không biết nên chọn cái nào cho phù hợp (nếu tôi dự định có con trong 5-6 năm nữa kể từ bây giờ). Tôi không biết liệu mình là ứng cử viên lý tưởng cho tạo hình thành bụng mini hay tạo hình thành bụng toàn phần, hay thậm chí là hút mỡ smart lipo? Cái nào là phù hợp với tôi nhất?
- 12 trả lời
- 520 lượt xem