1

Phẫu thuật ghép xương trong trồng răng Implant

Auris
14:41, 09/12/2020
Phẫu thuật ghép xương hàm, trước khi trồng răng Implant, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp: khách hàng muốn trồng răng, nhưng mật độ xương hàm không đạt đủ tiêu chuẩn về (mật độ và chất lượng xương) để đặt trụ Implant.
Vậy, nên ghép xương khi nào, để đảm bảo răng Implant không bị đào thải? Cách thức ghép răng ra sao? chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Ghép xương là gì?
Ghép xương được thực hiện khi: chất lượng và số lượng xương ổ răng của người mất răng, không đủ điều kiện để cấy ghép trụ Implant.
Ghép xương giúp trụ Implant đứng vững trên cung hàm, tái tạo lại xương mới trong tình trạng tiêu xương. Bằng cách thêm xương tự thân hoặc xương nhân tạo, cấy ghép vào vị trí mất răng. Sau một thời gian, khi xương tích hợp với ổ răng, mới tiến hành trồng trụ Implant lên trên.
2. Ưu điểm của phương pháp ghép xương
Ghép xương trước khi trồng răng mang lại những lợi ích sau:
Giúp người mất răng lâu năm, bị tiêu xương đủ điều kiện trồng răng Implant.
Giúp trụ Titanium bám chắc vào xương hàm.
Tái tạo cấu trúc xương, bảo tồn xương hàm và các răng kế cận.
3. Những trường hợp cần ghép xương?
Mất răng lâu ngày, xương hàm sẽ bị tiêu dần, không còn đủ tiêu chuẩn để cấy ghép Implant, gây ảnh hưởng đến vùng xương của răng bên cạnh. Vì thế, ghép xương là chỉ định bắt buộc, để đủ điều kiện nâng đỡ trụ Implant.
Muốn ghép xương, bạn phải đáp ứng những điều kiện sau:
Xương hàm bạn phải có kích thước chuẩn, mật độ xương ổn định, không quá giòn hoặc quá xốp.
Chiều rộng của xương hàm phù hợp với trụ Implant, mới có thể tích hợp tốt vào mô xương, giúp cho trụ Implant không bị đào thải và tương thích với môi trường khoang miệng. Nếu chất lượng xương không đủ điều kiện mà không ghép xương hàm thì tỷ lệ thất bại của ca trông răng rất cao. Trụ răng Implant sẽ bị đào thải sau một thời gian sử dụng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện ghép xương, 1 số trường hợp dưới đây cần lưu ý trước khi ghép xương.

Người mất răng toàn hàm, người mắc bệnh: suy giảm miễn dịch, đã hóa trị hoặc xạ trị, tiểu đường chưa được kiểm soát, tim mạch, rối loạn đông máu…
Người nghiện bia rượu, thuốc lá…, những người đang mắc bệnh lý răng miệng: viêm nướu lợi, viêm nha chu...
4. Một số hình thức ghép xương trong trồng răng Implant
Có nhiều hình thức ghép xương trong trồng răng Implant, dưới đây là một số hình thức phổ biến trong Nha khoa hiện nay:
Ghép xương tự thân
Là hình thức ghép xương , xương được lấy từ một phần khác của cơ thể bệnh nhân như: xương hàm, xương hông, xương cằm,... để ghép vào phần xương bị tiêu trong ổ răng.
Ưu điểm của hình thức ghép xương này là: mức độ an toàn cao, không hoặc rất ít nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, nguy cơ bị đào thải trừ vật liệu ghép rất thấp.
Nhược điểm của phương pháp này là: bắt buộc phải mổ ở hai vị trí khác nhau là: vị trí cần cấy ghép và vị trí lấy xương cấy ghép.
Ghép xương đồng chủng
Là cách ghép xương, được lấy từ cá thể khác cùng loài, tươi hoặc đông khô, được lưu trữ ở ngân hàng mô như: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng….
Hình thức này có ưu điểm là: có thể sử dụng được một số lượng hoặc khối lượng lớn các mô ghép phù hợp về tính chất, thành phần hóa học của vị trí nhận cấy ghép.
Nhược điểm của ghép xương đồng chủng là: nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh và phản ứng thải trừ khá cao, nếu không được xử lý chuẩn xác.
Ghép xương dị chủng
Là phương pháp ghép xương được lấy từ các cá thể khác loài, đã qua xử lý. Tùy mục đích ghép, bác sĩ sẽ cải thiện thêm các đặc tính sinh học cho phù hợp như: đông khô, đông khô khử khoáng, khử hữu cơ…

Nhược điểm của ghép xương dị chủng là: khả năng tương hợp sinh học không cao, có nguy cơ đào thải trừ cao, do dễ bị kích thích phản ứng miễn dịch.
Ghép xương nhân tạo
Là ghép xương dạng xương sinh học, thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, có khả năng tự tiêu.
Xương nhân tạo được ghép vào vị trí xương bị thiếu, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển (mỗi tháng, xương tự thân sẽ phát triển khoảng 1mm)
Ưu điểm của phương pháp này là: dễ cấy ghép, an toàn, không cần phẫu thuật 2 vị trí như ghép xương tự thân.
Ghép xương nhân tạo có nhược điểm là: Thời gian phục hồi phải mất đến 6 tháng, để xương phát triển đủ điều kiện, mất thêm 3 đến 6 tháng tiếp theo, mới có thể phục hình răng trên Implant.
5. Một số lưu ý trước và sau khi ghép xương
Để đảm bảo quá trình trồng răng diễn ra an toàn và kết quả trồng răng đạt kết quả tốt, trước và sau khi ghép xương, bạn cần lưu ý những điều sau:
Trước khi ghép xương: Không được sử dụng chất kích thích trước khi ghép xương ít nhất 2 tuần, và cần điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi ghép xương.
Sau khi ghép xương: Sau ghép xương, hiện tượng đau và sưng sẽ xảy ra, cho nên, bạn cần chú ý sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định Bác sĩ.
Không dùng lưỡi hoặc dị vật chạm vào vùng ghép xương. Hạn chế tối đa hành động: ho, khạc nhổ quá mạnh.
Vệ sinh răng miệng theo chỉ định của bác sĩ.
Không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích.
Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
Kiêng vận động và những hoạt động thể lực va chạm khoảng 24 đến 48h đầu sau ghép xương, vì có nguy cơ gây chấn thương đến vùng cấy răng, khiến cho Implant bị lung lay ra khỏi vùng cấy ghép.
Phẫu thuật ghép xương trong trồng răng Implant là phương pháp phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm trong quá trình ghép xương, thao tác tỉ mỉ, máy móc thiết bị hiện đại, phòng khám vô trùng đạt tiêu chuẩn mới đảm bảo sự thành công của 1 ca cấy ghép.
Nếu không, tỷ lệ đào thải sẽ rất cao. Để đảm bảo an toàn và không xảy ra biến chứng trong và sau quá trình cấy ghép răng, hãy chọn cho mình một Nha khoa uy tín, để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn hình thức ghép xương phù hợp với bạn nhé!
Nguồn: https://myauris.vn/trong-rang-implants/phau-thuat-ghep-xuong-trong-trong-rang-implant.html

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây