Lăn kim Huyền Trang Hà Đông - chuyên gia trị sẹo lõm
Lăn kim Huyền Trang Hà Đông (Huyền Trang viện bỏng) là thương hiệu uy tín nhiều năm nay. Là một trong các trung tâm đầu tiên ứng dụng công nghệ lăn kim cùng với viện bỏng quốc da và viện da liễu Trung ương ( giai đoạn từ 2009), phòng khám da liễu thẩm mỹ Huyền Trang đã điều trị hơn 9000 khách hàng bị sẹo lõm, sẹo rỗ do mụn để lại.
Phòng khám da liễu thẩm mỹ Huyền Trang luôn đảm bảo 3 tiêu chí:
- Hiệu quả điều trị cao
- Mức giá hợp lý
- Thuận tiện thời gian cho khách hàng
Là bác sĩ từng nhiều năm công tác tại viện bỏng quốc gia, nên hiệu quả điều trị luôn là ưu tiên hàng đầu. Tùy theo các thể sẹo lõm khác nhau, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.
Khác với các thẩm mỹ viện thường thu cả gói điều trị với giá cao ngay từ đầu, Phòng khám da liễu thẩm mỹ Huyền Trang thu tiền theo từng lần lăn kim là 500K/lần. Bệnh nhân sẽ trải nghiệm hiệu quả từng lần lăn kim, và có quyền quyết định dừng lăn kim mà không mất thêm chi phí.
Thời gian linh hoạt cho bệnh nhân, chỉ cần nhắc máy lên và hẹn lịch điều trị với bác sĩ.
Liên hệ: Bs Huyền Trang - 0974 423 776
CS1: Số 10 ngõ 1 Xa La, Hà Đông, Hà Nội
CS2 : Số 59, LK6B, làng Việt Kiều Châu Âu, Hà Đông, Hà Nội
Quy trình lăn kim
- Bước 1: Làm sạch bằng sữa rửa mặt chuyên dụng
- Bước 2: Ủ tê (45- 60 phút)
- Bước 3: Sát trùng da mặt
- Bước 4: Lăn kim
- Bước 5: Bôi chất làm đầy HA (Hyaluronic acid) của Nhật Bản
Sự kết hợp giữa lăn kim và bôi chất làm đầy HA (Hyaluronic acid) mang đến kết quả độc nhất vô nhị, hiệu quả điều trị cao hơn nhiều so với lăn kim đơn thuần. Tinh chất làm đầy da HA của Nhật Bản ( được sử dụng trong tiêm filler xóa nếp nhăn) hỗ trợ làm đầy sẹo lõm tối ưu. Ngoài ra Combo lăn kim & bôi HA còn giúp giảm thâm sau mụn.
Sẹo lõm hình thành như thế nào?
Sau khi hết mụn, hậu quả đầu tiên mà mụn để lại là vết thâm. Vết thâm còn được gọi là “ rối loạn sắc tố sau viêm da”, nguyên nhân là do các tế bào sắc tố trong da sản sinh nhiều hắc tố đen melanin tại vị trí viêm ( trứng cá). Vết thâm không phải là sẹo và sẽ mờ dần theo thời gian, có thể mất vài tháng vết thâm mới hết hoàn toàn.
Ngoài vết thâm, một số bệnh nhân còn bị sẹo lõm sau mụn. Sẹo lõm còn có các tên gọi khác là sẹo rỗ, sẹo mụn. Sẹo lõm thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị mụn nặng (mụn bọc, mụn viêm tấy) hoặc mụn mức độ vừa nhưng có thói quen nặn mụn. Sẹo lõm là vĩnh viễn, nếu không được điều trị can thiệp nó sẽ tồn tại suốt đời.
Lớp trung bì của da chứa các sợi Collagen, Elastin, đây là các sợi protein có tính chất chun giãn, đàn hồi. Cùng với HA (Hyaluronic acid) chúng đan với nhau tạo thành các tấm lưới, các tấm lưới này xắp xếp tạo thành khung đỡ cho da (giống như đệm của giường). Khi lượng Collagen trong da đầy đủ, khung đỡ chắc chắn, da sẽ căng và có độ đàn hồi tốt. Tuổi tác càng cao thì lượng Collagen trong da giảm xuống khiến cho khung đỡ yếu đi, từ đó da trở nên mỏng hơn, chảy xệ.
Lưới Collagen-Elastin tạo khung đỡ cho da
Khung đỡ chỗ nào bị yếu, thì lớp da bên trên khu vực đó sẽ bị tụt xuống, tạo lõm. Khi đó xuất hiện các vấn đề thẩm mỹ da như sẹo lõm, các nếp nhăn, rạn da,…Chúng có cùng nguyên nhân là sụt giảm collagen gây suy yếu khung đỡ của da.
Các trường hợp bị mụn nặng như trứng cá bọc, mụn viêm tấy, tổn thương viêm ăn sâu xuống trung bì da gây phá hủy nhiều Collagen. Khi da hết mụn và lành lại, sự thiếu hụt collagen tại vị trí mụn làm da tụt xuống, tạo vết lõm (sẹo lõm). Tương tự như thế, nặn mụn là hành vi vô tình ép đẩy tổ chức viêm vào sâu trong da, khiến da bị tổn thương sâu, phá hủy nhiều collagen, hậu quả là cũng bị sẹo lõm. Chính vì thế đối với mụn trứng các viêm (đỏ, sưng), các bác sĩ da liễu khuyên không được nặn mụn.
Để điều trị sẹo lõm hiệu quả, cần khôi phục lại lượng collagen đã bị phá hủy. Hai phương pháp giúp tăng sinh Collagen để điều trị sẹo lõm hiệu quả lâu dài nhất hiện nay là lăn kim và laser. Trong đó lăn kim đạt hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn so với laser.
Tại sao lăn kim điều trị được sẹo lõm?
Đầu kim lăn tạo vi tổn thương ở lớp trung bì da
Công nghệ lăn kim được ứng dụng trong trị sẹo lõm tại Việt Nam hơn 10 năm nay. Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên lý lành vết thương. Cũng giống như khi bị đứt tay, vùng da tổn thương sẽ kích hoạt quá trình lành vết thương, kết quả là vết thương lành lại, thậm chí còn nổi gồ lên bề mặt da ( sẹo phì đại, sẹo lồi do tăng sinh collagen quá nhiều).
Quá trình lành vết thương kích hoạt tế bào nguyên bào sợi, đây là tế bào sản xuất Collagen. Nguyên bào sợi giống như con nhện giăng tơ, trong đó collagen là các sợi tơ. Khi da bị tổn thương sẽ “ đánh thức” các nguyên bào sợi “ đang ngủ”, đó là lúc con nhện nhả tơ nhiều hơn mức bình thường để tái tạo lại vết thương. Lượng collagen vì thế được sản sinh nhiều hơn.
Trong công nghệ lăn kim, bác sĩ da liễu sử dụng các con lăn có gắn rất nhiều kim nhỏ ở bề mặt. Khi lăn trên da, các kim lăn sẽ đâm sâu vào lớp trung bì da tạo ra các vi tổn thương. Các vi tổn thương sẽ kích hoạt nguyên bào sợi tăng sản xuất collagen. Kết quả là lượng collagen tăng sinh sẽ làm đầy các vết sẹo lõm do mụn để lại.
Các tế bào nguyên bào sợi sản xuất Collagen
Quá trình lăn kim được thực hiện như thế nào?
Tùy vào vấn đề thẩm mỹ và vùng da cần điều trị, bác sĩ sử dụng kim lăn có chiều dài khác nhau, từ 0,5- 3 mm. Thông thường bác sĩ da liễu sử dụng kim lăn có độ dài từ 1,5- 3 mm để điều trị sẹo lõm. Với kim có độ dài mức này, bệnh nhân sẽ đau không thể chịu nổi, vì thế cần gây tê da mặt trước khi lăn kim. Da mặt sẽ được ủ tê đủ thời gian, sau đó bác sĩ sát khuẩn da mặt và tiến hành lăn kim. Quá trình lăn kim diễn ra khá nhẹ nhàng thoải mái, cảm giác chỉ hơi châm chích.
Sản phẩm làm đầy da HA được bôi lên da ngay trong quá trình lăn kim, điều này giúp HA thẩm thấu tốt hơn vào lớp trung bì da. HA có khả năng hút nước và tăng thể tích lên 1000 lần, từ đó da trở nên căng đầy hơn, các vết sẹo lõm sẽ mờ đi. HA là chất tự nhiên có trong da, vì thế đây là chất an toàn, không gây dị ứng. Trong lĩnh vực thẩm mỹ trẻ hóa da, HA là chất làm đầy được sử dụng phổ biến nhất, HA được sử dụng trong tiêm filler làm đầy các nếp nhăn trên mặt.
Điều gì xảy ra sau lăn kim và hiệu quả đạt được như thế nào?
Sau lăn kim da mặt sẽ đỏ trong vòng vài tiếng hoặc 1-2 ngày. Da có thể sẽ bong vảy trong vòng 3 ngày sau lăn. Thường sau 2 ngày bệnh nhân có thể rửa mặt và chăm sóc da bình thường, tuy nhiên nên làm theo hướng dẫn chăm sóc da của bác sĩ vì giai đoạn này da đang nhạy cảm. Lưu ý trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần tránh nắng, vì da non dễ bắt nắng.
Các lần lăn kim thường cách nhau 2-3 tuần. Một liệu trình điều trị có thể lên tới 8-10 lần lăn kim để đạt hiệu quả tối đa. Mỗi bệnh nhân đáp ứng khác nhau với phương pháp điều trị thẩm mỹ này. Có bệnh nhân sau lần lăn thứ 3-4 đã nhận thấy sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên có một số bệnh nhân cần lăn đến lần thứ 7-8 mới thấy hiệu quả rõ rệt.
Một điều thú vị là sau khi ngừng liệu trình lăn kim, quá trình sản sinh Collagen trong da vẫn tiếp tục diễn ra, nên da sẽ vẫn thấy cải thiện sau đó.
Một số câu hỏi thường gặp
Cảm giác đau chỉ hơi châm chích, vì trước khi lăn bác sĩ đã gây tê da mặt. Nếu bệnh nhân chịu đau kém, bác sĩ có thể cho uống thêm thuốc giảm đau trước khi lăn.
Vì lăn kim gây tổn thương trên da để kích hoạt quá trình liền vết thương, da sau lăn sẽ bị đỏ. Vì thế nên lăn kim vào tầm chiều tối sau giờ làm việc, da sẽ có một đêm để phục hồi. Với nhiều bệnh nhân, sáng hôm sau da mặt trông đã ổn và có thể đi làm việc bình thường.
Bệnh nhân không nên tự lăn kim ở nhà, vì quy trình lăn kim đạt hiệu quả sẽ cần kim dài 1,5- 3 mm. Và lăn kim cần đủ lực để có thể gây vi tổn thương đến lớp trung bì da. Tự lăn thường sẽ không đạt hiệu quả do sợ đau, lăn chưa tới. Ngoài ra khi tự lăn còn có thể xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng da hoặc gây viêm da lan tỏa.
Tác giả bài viết: Bs Huyền Trang