Da đổi màu thâm tím do Hemosiderin sau combo ngực bụng nghĩa là gì?
Da đổi màu do Hemosiderin xảy ra khi có sự tích tụ của một phân tử gọi là hemosiderin trong mô, sau khi bạn bị chảy máu kèm theo bầm tím kéo dài. Hemosiderin là một phân tử được tạo ra từ các sản phẩm phân hủy của hemoglobin, một phân tử chứa sắt mang oxy trong máu của bạn. Đối với đa số trường hợp chảy máu trong thời gian ngắn, hemosiderin được đào thải khỏi các mô. Tuy nhiên, với các tình trạng mãn tính như loét ứ máu tĩnh mạch ở chân, hemosiderin không được đào thải và dẫn đến hiện tượng đổi màu. Hiện tượng này khó xảy ra sau khi làm hút mỡ, nhưng không phải là không thể. Dựa trên ảnh của bạn, có vẻ da bạn bị đổi màu nhẹ ở hai bên sườn, nhưng tình trạng này sẽ cải thiện và có thể hoàn toàn biến mất theo thời gian.
Phải chờ 6-12 tháng mới có thể coi tình trạng đổi màu da là vĩnh viễn. Đối với tình trạng da đổi màu kéo dài, tôi khuyên bạn nên sử dụng kết hợp retinoid tại chỗ để thúc đẩy sản sinh tế bào da mớ, đồng thời dùng hydroquinone để tẩy trắng và loại bỏ sắc tố da.
Bầm tím do phẫu thuật hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác thường sẽ tan đi sau khoảng ba tuần. Sau khoảng nửa tuần hoặc 1 tuần là bạn có thể che các vết bầm tím trên mặt với đồ trang điểm. Trong một số trường hợp, sự đổi màu này có thể kéo dài hơn 3 tuần. Dọc theo vết mổ, ví dụ như vết rạch nâng ngực, sự đổi màu này thường là hiện tượng gia tăng sắc tố da tạm thời do sự gia tăng hoạt động của melanocytes (tế bào sản xuất sắc tố). Sự tăng sắc tố này khó nhận thấy hơn ở những bệnh nhân có da sẫm màu. Kem hydroquinone có thể giúp giảm tình trạng tăng sắc tố, nhưng phải mất vài tuần để phát huy tác dụng. Chứng tăng sắc tố thường mất vài tháng mới biến mất.
Một nguyên nhân khác của da đổi màu là sung huyết (tăng lưu lượng máu). Hầu hết các vết rạch mổ đều sẽ đổi màu ở một mức độ nào đó trong vài tháng sau khi phẫu thuật. Nếu bạn ấn vào vết sẹo và nó chuyển sang màu nhạt hơn trong vài giây, sau đó đỏ hơn hoặc sẫm hơn một lần nữa khi máu lưu thông trở lại, thì bạn đã bị sung huyết. Đây là một phần bình thường của quá trình sẹo trưởng thành, thường nằm ở giai đoạn cuối. Sử dụng miếng dán gel silicon, xoa bóp vết sẹo và dưỡng ẩm có thể giúp tình trạng này thuyên giảm nhanh hơn. Tình trạng sung huyết cũng thường xảy ra trên da ở các vùng được hút mỡ. Một lần nữa, hiện tượng này thường mất vài tháng để biến mất.
Nguyên nhân ít phổ biến nhất khiến da bị đổi màu kéo dài sau phẫu thuật là do hemosiderin. Về mặt sức khỏe, tình trạng này không gây hại gì. Bầm tím là do máu bị thoát ra ngoài, tức là máu bị rò rỉ ra ngoài các mạch máu. Quá trình phân giải hemoglobin (protein mang oxy và làm cho máu có màu đỏ) tạo ra sản phẩm chính là hemosiderin, chất này sau đó sẽ được các tế bào gọi là đại thực bào đến tiếp nhận và mang đi. Đôi khi hemosiderin có thể “đọng” lại trong các mô, dẫn đến đổi màu da ở vùng đó. Nói chung, vấn đề này sẽ tự khỏi, nhưng cũng sẽ mất đến vài tháng giống như chứng tăng sắc tố và sung huyết, và đôi khi da đổi màu có thể tồn tại vĩnh viễn.
Một số loại laser có thể giúm làm mờ da. Hydroquinone cũng đã được sử dụng. Trà xanh và các loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa và vitamin C cũng có thể giúp làm mờ vết thâm. Hãy trao đổi các phương án này với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của bạn.
Cuối cùng, đối với những người phẫu thuật mí mắt dưới, đôi khi họ có thể có quầng thâm nhạt, dai dẳng bên dưới mắt sau khi làm phẫu thuật. Da vùng mí mắt dưới mỏng và dễ tổn thương và thường để lộ màu của cơ nheo mắt nằm bên dưới da. Phẫu thuật có thể làm mịn, đẹp và loại bỏ quầng thâm, bọng mắt bên, nhưng sắc đỏ của cơ vẫn có thể lộ ra qua da. Tình trạng này có thể bị nhầm với đổi màu da do hemosiderin.
Trong trường hợp máu liên tục rỉ vào các mô (ví dụ như khi vỡ tĩnh mạch...), các tế bào chịu trách nhiệm ăn vi trùng và mảnh vụn trong cơ thể là đại thực bào sẽ tới phân giải các tế bào hồng cầu và dọn dẹp các chất được phân giải ra từng chút một. Bên trong đại thực bào, hemoglobin, phân tử chứa sắt giữ oxy bị phá vỡ và sắt của nó được tổng hợp thành dạng dự trữ của sắt và protein với sắc tố màu vàng nâu sẫm gọi là hemosiderin. Trên thực tế, nó như một hình thức tự động xăm tự nhiên. Tuy vậy, tôi nghĩ bạn không có tình trạng đổi màu da do hemosiderin, thường thấy với các tình trạng mãn tính, mà trường hợp của bạn chỉ là tăng sắc tố do viêm. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng một loại kem tẩy trắng (chẳng hạn như Hydroquinone). Nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ da liễu giỏi.
Da đổi màu do Hemosiderin nói đến quá trình mà sắt có trong máu có thể làm ố da. Trong quá trình là phẫu thuật, đặc biệt là hút mỡ nhẹ, bệnh nhân có thể chảy máu. Nếu máu này đọng, các sản phẩm phân hủy từ phần máu này có khả năng làm đổi màu của phần da tại vị trí đó. Mặc dù về mặt lý thuyết, hiện tượng này có thể xảy ra sau bất kỳ ca phẫu thuật nào mà có gây chảy máu, nhưng trong quá trình thực hành, tôi nhận thấy nó chỉ xuất hiện sau hút mỡ, đặc biệt là những vùng được hút mỡ ở mức độ cực kỳ nông. Một khi máu đã chảy ra các mô, cơ thể sẽ trải qua quá trình phục hồi. Khi các tế bào máu bị phân hủy, sắc tố sắt có thể tràn vào các mô xung quanh và nếu nó đủ gần với da, các sắc tố này có thể xâm nhập vào các tế bào da, gây ra hiện tượng đổi màu do hemosiderin.
Ngược lại, tăng sắc tố đề cập đến quá trình các tế bào hắc tố và da tăng sinh tạo ra các mảng da tối màu. Nói chung thì loại tăng sắc tố phổ biến nhất mà người ta có thể kể đến là da rám nắng. Lúc này, năng lượng tia cực tím từ ánh nắng mặt trời khiến các tế bào hắc tố trên da tăng sinh. Tế bào hắc tố là những tế bào hấp thụ năng lượng UV để bảo vệ lớp da bên dưới khỏi bị tổn thương do dạng năng lượng bức xạ này. Trong trường hợp bị tăng sắc tố do sưng viêm vì tổn thương và/hoặc phẫu thuật, thì vùng da đó dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mặt trời hơn. Nếu vùng đó bị lộ ra ngoài nắng, nó sẽ trở nên đậm màu hơn các vùng khác và chúng tôi gọi những vùng này là những vùng bị tăng sắc tố.
Có thể điều trị tăng sắc tố bằng hydroquinone, dùng đơn giản như kem dưỡng bôi mỗi tối. Thường là trong vòng 2-3 tháng tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể. Nồng độ hydroquinone có thể thay đổi tùy thuộc vào loại da, mức độ tăng sắc tố và diện tích được điều trị. Ngoài ra, IPL và các tia laser y tế khác có thể rất hiệu quả trong việc làm nhạt màu da. Còn da đổi màu do hemosiderin thì khó điều trị hơn nhiều. Mặc dù nó có thể khắc phục phần nào theo thời gian, nhưng hầu hết bệnh nhân gặp phải vấn đề này đều đang tìm kiếm biện pháp cải thiện nhanh chóng. Thông thường, không có loại kem nào có thể dễ dàng loại bỏ sắt ra khỏi da. Laser là biện pháp điều trị phù hợp hơn cho trường hợp này. Cụ thể, Q-switched laser có thể rất hiệu quả. Nhưng phải điều trị nhiều lần để trị dứt điểm.
Điều quan trọng là phải phân biệt vết bầm tím bình thường, thường tự tan trong vòng một đến hai tuần, với đổi màu da do hemosiderin - da đổi sang màu tím nâu sẫm, có thể kéo dài đến một năm và trong một số trường hợp có thể là vĩnh viễn. Da đổi màu do Hemosiderin có thể được điều trị bằng tia laser nhắm vào sắc tố hemosiderin, q-switched laser. Da đổi màu do hemosiderin xảy ra khi sắt từ máu bầm tích tụ và mắc kẹt trong da sau khi vết bầm tím biến. Có một chuỗi các sự kiện bình thường dẫn đến bầm tím khi các mạch máu bị vỡ trong quá trình phẫu thuật. Ban đầu, vùng bầm tím có thể đỏ, ngay sau đó vết bầm sẽ chuyển sang màu tía (bầm máu). Các tế bào hồng cầu bị chấn thương giải phóng hemoglobin. Các tế bào chuyên biệt, tế bào bạch cầu được gọi là đại thực bào, đi vào khu vực bị thương và nuốt chửng, hấp thụ và tiêu hóa hemoglobin. Hemoglobin sau đó được phân hủy thành sắt được lưu trữ dưới dạng hemosiderin. Khi các sản phẩm này được hấp thụ và loại bỏ khỏi cơ thể, vết bầm tím sẽ biến mất. Tuy nhiên, có những trường hợp khi sắt giải phóng từ hemoglobin bị mắc kẹt trong cơ thể và gây ra sự đổi màu. Sự đổi màu có thể có màu từ nâu đỏ sẫm, đến nâu vàng hoặc thậm chí đen. Da đổi màu do Hemosiderin có thể kéo dài đến một năm hoặc lâu hơn và trong một số trường hợp có thể là vĩnh viễn. Mặc dù không thể đảm bảo loại bỏ 100% màu sắc, nhưng việc điều trị bằng một loạt phương pháp điều trị bằng laser nói chung có thể mang lại sự cải thiện đáng kể.
Sự thay đổi sắc tố sau khi hút mỡ hoặc các thủ thuật tạo đường nét cơ thể khác là hiện tượng khá bình thường. Mặc dù thuật ngữ da đổi màu do hemosiderin nghe có vẻ rất nghiêm trọng, nhưng thực tế không phải vậy. Đây chỉ đơn giản là kết quả của quá trình các tế bào cục bộ trong cơ thể làm sạch một lượng máu nhỏ chảy ra ở vùng bị tổn thương, mà trong trường hợp này là vùng được hút mỡ. Các tế bào trong khu vực này hấp thụ các sản phẩm phụ của máu và có thể thay đổi màu sắc. Hiện tượng này thường là tạm thời, nhưng đôi khi có thể kéo dài. Tôi cảm thấy trường hợp của bạn là bị “tăng sắc tố sau viêm”. Đặc biệt, vì nó xảy ra một thời gian sau khi làm thủ thuật, nên nó ít có khả năng là đổi màu da do hemosiderin và nhiều khả năng là phản ứng của da với tình trạng viêm/chấn thương/phẫu thuật tại chỗ. Đây là hiện tượng khá phổ biến sau phẫu thuật. Cách tốt nhất để điều trị là gì? Trong hầu hết các trường hợp, thời gian là liều thuốc tốt nhất. Một số bệnh nhân chọn sử dụng hydroquinone. Lăn vi kim với PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả mà không cần thời gian nghỉ dưỡng. Ngoài ra, một số người có thể chọn liệu pháp laser. Trong trường hợp của bạn, điều trị bằng laser có thể hơi khó khăn vì da thuộc dạng sẫm màu. Tôi khuyên bạn nên thảo luận vấn đề này thật kỹ lưỡng với bác sĩ phẫu thuật và có thể là với cả bác sĩ da liễu.
Tôi muốn bụng đẹp hơn và treo cao ngực, tôi nên làm thủ thuật thẩm mỹ gì?
Tôi tin rằng tôi cần làm tạo hình thành bụng toàn phần để loại bỏ tất cả các vết sẹo (sẹo mổ lấy thai, cắt tử cung) cũng như mỡ thừa, da thừa, treo ngực sa trễ và thu gọn ngực một chút (bên phải của tôi lớn hơn bên trái khoảng 1 cỡ, ngực tôi cỡ 38DDD, tôi muốn xuống cỡ D), cộng thêm hút mỡ bụng, hai bên sườn, ụ hông, má đùi trong & cằm.... Không biết như thế đã đủ chưa, hay tôi cần làm thêm hoặc bớt gì đó. Tôi cũng muốn biết là bác sĩ sẽ rạch chỗ nào trên cơ thể để hút mỡ những vùng đó.
- 9 trả lời
- 428 lượt xem
Có cần phải mua bông thấm hút để dùng sau khi làm Combo ngực bụng không?
Có cần thiết phải mua miếng thấm hút sau khi làm Combo ngực bụng Mommy Makeover không? Tôi sẽ làm tạo hình thành bụng toàn phần có thắt cơ, chữa thoát vị, treo ngực sa trễ kèm đặt túi độn. Liệu tình trạng chảy máu có đến mức không thể kiểm soát cho dù đã đặt ống dẫn lưu ở đúng chỗ và ống dẫn lưu cũng như vết rạch mổ không bị tổn thương gì hay không? Tôi có bắt buộc phải mua miếng thấm hút để dùng trong lúc phục hồi không?
- 5 trả lời
- 476 lượt xem
Tôi bị chảy máu ở chỗ cắm ống dẫn lưu 5 ngày sau phẫu thuật, không liên lạc được với bác sĩ thẩm mỹ thì có nên tới thẳng phòng cấp cứu?
Tôi đã làm nâng ngực và tạo hình thành bụng được 5 ngày rồi. Tôi chỉ đặt một ống dẫn lưu vì không phẫu thuật quá nhiều. Dịch chảy ra bắt đầu ngả vàng khoảng 2 ngày trước, vẫn có lẫn chút máu. Hôm qua tôi phát hiện chỗ cắm ống dẫn lưu bị tắc nên đã thông ống như y tá hướng dẫn. Một giờ sau dịch màu vàng bắt đầu chảy ra một ít. Hôm nay tôi bị chảy máu ở chỗ cắm ống dẫn lưu và gen nịt bụng có vết máu thấm rộng khoảng 2mm. Vùng đó hình như bị sưng nhẹ. Bây giờ là cuối tuần, phòng khám của bác sĩ thẩm mỹ đã đóng cửa. Tôi có cần phải tới phòng cấp cứu không?
- 4 trả lời
- 539 lượt xem