Phụ nữ bị tiểu đường type 2 có thể mang thai an toàn không?
Phụ nữ bị tiểu đường type 2 có thể mang thai an toàn không?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tiểu đường type 2 là loại bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Ở những người mắc loại bệnh tiểu đường này, cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.
Vì insulin có vai trò hỗ trợ vận chuyển đường từ máu vào tế bào và góp phần kiểm soát lượng đường trong máu nên khi cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống nhưng cũng có thể phải dùng đến thuốc hoặc insulin để duy trì mức đường huyết ổn định.
Phụ nữ bị tiểu đường type 2 vẫn có thể mang thai bình thường nhưng có một số điều cần lưu ý để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Trước khi mang thai
Khi có ý định mang thai, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nội tiết và bác sĩ sản phụ khoa về những điều sau đây:
- Mức đường huyết cần duy trì
- Nguy cơ xảy ra các biến chứng tiểu đường, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh mắt và bệnh thần kinh
- Bệnh sử và các vấn đề sức khỏe hiện đang mắc
- Các biện pháp điều trị và kiểm soát tiểu đường đang thực hiện
- Các loại thuốc điều trị tiểu đường và các loại thuốc khác đang dùng
Có một số điều cần thực hiện trước khi mang thai. Giảm cân (nếu thừa cân) và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp ổn định đường huyết trước khi thụ thai. Bác sĩ sẽ đánh giá các phương pháp điều trị tiểu đường hiện tại có an toàn cho thai kỳ hay không và điều chỉnh nếu cần thiết.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường mà bác sĩ sẽ cho biết việc thụ thai có thích hợp hay không. Nếu đường huyết đang không ổn định, người bệnh nên chờ đến khi tình trạng bệnh được kiểm soát tốt mới thụ thai.
Trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng bệnh tiểu đường và những ảnh hưởng của bệnh đến việc mang thai trong tương lai sẽ giúp đưa ra quyết định đâu là thời điểm tốt nhất để mang thai. Người bệnh cũng nên hỏi bác sĩ về phạm vi đường huyết cần duy trì trong thời gian mang thai. Khi mang thai, người bệnh sẽ phải kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt hơn so với trước đây.
Khi thụ thai
Bản thân bệnh tiểu đường type 2 không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Tuy nhiên, một số yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng thụ thai thành công.
Thừa cân hoặc béo phì và hội chứng buồng trứng đa nang có liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường type 2. Cả béo phì và hội chứng buồng trứng đa nang đều khiến phụ nữ khó thụ thai hơn và có thể làm tăng nguy cơ vô sinh.
Giảm cân, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang theo đúng chỉ định sẽ giúp cải thiện khả năng sinh sản.
Phụ nữ dưới 35 tuổi nên đi khám bác sĩ nếu đã cố gắng thụ thai 1 năm mà không thành công. Người từ 35 tuổi trở lên nên đi khám bác sĩ sau 6 tháng thụ thai không thành công.
Ảnh hưởng của thuốc điều trị tiểu đường đến khả năng mang thai
Khi không thể kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, người bệnh sẽ phải dùng thuốc để duy trì đường huyết ổn định. Trước khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ xem có thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc điều tị tiểu đường trong thai kỳ hay không.
Nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường không an toàn cho phụ nữ mang thai và bác sĩ có thể chỉ định chuyển sang dùng insulin.
Insulin cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhưng khác với các loại thuốc đường uống, insulin không đi qua nhau thai nên sẽ an toàn hơn cho phụ nữ mang thai. Insulin cũng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ (loại tiểu đường xảy ra trong thời gian mang thai).
Trong thai kỳ
Khi mang thai, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường sẽ phải khám thai thường xuyên hơn để theo dõi đường huyết cũng như là tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Chế độ ăn uống và mức tăng cân khi mang thai
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng khi mắc bệnh tiểu đường type 2. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là đủ để kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi mang thai, điều đặc biệt quan trọng là phải duy trì mức đường huyết trong phạm vi khuyến nghị. Để đạt được điều này thì mẹ bầu phải ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.
Có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý vừa giúp giữ ổn định đường huyết mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.
Chế độ ăn uống lành mạnh trong thời gian mang bầu cũng tương tự như chế độ ăn uống lành mạnh thông thường, đều cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau và lưu ý không ăn quá nhiều. Nhiều người có suy nghĩ khi mang thai phải “ăn cho hai người” nhưng khoa học đã chứng minh, điều này là không cần thiết.
Những thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn gồm có:
- Trái cây và rau củ tươi
- Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu
- Thịt nạc
- Cá, tuy nhiên không ăn cá sống và các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao
- Các sản phẩm từ sữa ít béo
Trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về mức tăng cân hợp lý. Thông thường, đối với những người có cân nặng bình thường trước khi mang thai thì mức tăng cân khuyến nghị trong thai kỳ là từ 10 – 15kg. Những phụ nữ béo phì chỉ nên tăng từ 6 đến 10kg.
Cơ thể mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị cụ thể
Rủi ro và biến chứng thai kỳ liên quan đến bệnh tiểu đường type 2
Mặc bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt là bệnh không được kiểm soát, có thể làm tăng nguy cơ gặp phải một số biến chứng thai kỳ như:
- Tiền sản giật – tình trạng cao huyết áp khi mang thai, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi, làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc hình thành cục máu đông ở người mẹ và sinh non.
- Sảy thai. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 có nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu cao hơn
- Sinh non hoặc phải mổ lấy thai
- Đa ối – tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối
Khám thai định kỳ đầy đủ là điều quan trọng để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cần báo cho bác sĩ ngay lập tức.
Nguy cơ đối với thai nhi
Nếu người mẹ mắc bệnh tiểu đường và mức đường huyết không được kiểm soát tốt trong thai kỳ thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số vấn đề có thẻ xảy ra ở thai nhi gồm có:
- Dị tật bẩm sinh: Các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành ngay từ trước khi người mẹ biết mình có thai. Lượng đường trong máu ở mức cao không được kiểm soát quanh khoảng thời gian thụ thai có thể gây dị tật bẩm sinh ở các cơ quan của thai nhi như tim, não và cột sống.
- Thai quá lớn: Lượng đường trong máu cao ở người mẹ sẽ khiến thai nhi phát triển lớn hơn bình thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chấn thương vai trong khi sinh và phải sinh mổ.
- Sinh non: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có nguy cơ sinh non cao hơn so với phụ nữ không bị tiểu đường. Sinh con quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe sau này.
- Các biến chứng ở trẻ sơ sinh: Đường huyết cao không được kiểm soát trong thai kỳ sẽ khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp phải các vấn đề về đường huyết và hô hấp.
Tóm tắt bài viết
Những phụ nữ bị tiểu đường type 2 cần nói chuyện với bác sĩ trước khi mang thai. Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 trước khi mang thai là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Mặc dù chế độ ăn Keto đã được chứng minh là giúp cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nhu cầu sử dụng insulin nhưng những người mắc bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp phải một số rủi ro khi thực hiện chế độ ăn này.
Di truyền được cho là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường type 1. Di truyền ở đây bao gồm cả tiền sử gia đình và sự hiện diện của một số gen nhất định.
Trong suốt nhiều thập kỷ, các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn tin rằng tiểu đường type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa. Loại rối loạn này xảy ra khi các quá trình hóa học tự nhiên của cơ thể không diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tiểu đường type 2 có thể là một bệnh tự miễn. Nếu vậy, bệnh lý này có thể được điều trị và phòng ngừa bằng các biện pháp mới.
Cho dù mục đích là giảm cân hay kiểm soát bệnh tiểu đường thì việc cắt giảm lượng đường vào cơ thể cũng là một điều cần thiết. Thay nước ngọt thông thường bằng nước ngọt dành cho người ăn kiêng là một cách hữu hiệu để giảm bớt lượng đường trong chế độ ăn uống. Đồ uống không calo sẽ là lựa chọn tốt hơn so với các loại có đường và có nhiều loại chất làm ngọt an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường.
Erythritol là một loại rượu đường (sugar alcohol). Mặc dù tên gọi như vậy nhưng erythritol không phải một loại đường và cũng không phải rượu. Rượu đường là nhóm chất làm ngọt ít calo được sử dụng trong nhiều loại đồ ăn, thức uống khác nhau, từ kẹo cao su cho đến nước giải khát đóng chai. Erythritol có vị ngọt gần như đường và không có calo.
- 0 trả lời
- 75 lượt xem
Mình thấy nhiều quảng cáo về máy điện trường nhưng chưa biết nó có thực sự hiệu quả trong việc cải thiện tuần hoàn máu do tiểu đường ko. Ai dùng rồi review cho anh chị em trong group tham khảo với mng ơi