1

Tại sao cao huyết áp làm tăng nguy cơ suy thận mạn?

Cao huyết áp là một vấn đề rất phổ biến. Cứ 8 người trên thế giới lại có một người bị cao huyết áp. Và cứ 10 người lại có một người bị suy thận mạn. Rất nhiều người mắc cả hai bệnh lý này. Trên thực tế, cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.
cao  huyet ap suy tthan Tại sao cao huyết áp làm tăng nguy cơ suy thận mạn?

Mối liên hệ giữa cao huyết áp và suy thận mạn xuất phát từ các mạch máu. Cao huyết áp khiến cho các mạch máu, bao gồm cả mạch máu xung quanh thận bị xơ cứng hoặc hẹp lại. Những mạch máu này sẽ không thể cung cấp đủ máu cho thận và dẫn đến tổn thương thận.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về về mối liên hệ giữa cao huyết áp và suy thận mạn cũng như các phương pháp điều trị.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp hay tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành mạch máu cao hơn so với bình thường.

Các mạch máu bị thu hẹp (thường là do sự tích tụ chất béo trên thành động mạch) tạo ra lực cản đối với dòng máu và điều này dẫn đến tăng huyết áp.

Cao huyết áp xảy ra từ từ trong nhiều năm. Tình trạng này có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, mắt, não và thận.

Hầu hết người bị cao huyết áp đều không có triệu chứng. Nhưng đôi khi, cao huyết áp gây ra các triệu chứng như đau đầu và chóng mặt. Vì cao huyết áp thường không biểu hiện triệu chứng nên điều quan trọng là phải đo huyết áp thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm.

Cao huyết áp ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Cao huyết áp có thể là hậu quả của bệnh thận nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thận. Trên thực tế, cao huyết áp và bệnh tiểu đường là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận mạn.

Điều này là do cao huyết áp khiến cho các mạch máu thu hẹp lại. Điều này gây suy yếu và làm hỏng các mạch máu khắp cơ thể, dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng của các cơ quan.

Nếu mạch máu trong thận bị tổn thương, thận sẽ không thể không tốt chức năng lọc máu. Điều này có nghĩa là thận sẽ không thể không loại bỏ nước dư thừa và chất thải ra khỏi máu một cách hiệu quả. Lượng nước trong máu cao sẽ khiến cho tình trạng cao huyết áp càng trở nên trầm trọng.

Giống như cao huyết áp, suy thận mạn giai đoạn đầu cũng thường không có triệu chứng. Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Phù nề
  • Mệt mỏi
  • Hụt hơi
  • Tiểu ra máu
  • Đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm
  • Chuột rút
  • Ăn uống kém
  • Sụt cân
  • Giảm khả năng tập trung
  • Da khô, ngứa
  • Khó ngủ

Điều trị cao huyết áp

Các phương pháp điều trị cao huyết áp gồm có thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Một số thay đổi lối sống giúp kiểm soát cao huyết áp:

  • Duy trì chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch (ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, chọn các nguồn chất béo tốt)
  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải
  • Không hút thuốc
  • Hạn chế rượu bia
  • Ăn ít muối

Các loại thuốc điều trị cao huyết áp gồm có:

  • Thuốc chẹn beta: làm cho tim đập chậm lại và giảm lưu lượng máu chảy qua cơ thể mỗi khi tim co bóp, nhờ đó làm giảm huyết áp. Thuốc chẹn beta còn mở rộng tĩnh mạch và động mạch để máu chảy qua dễ dàng hơn, đồng thời ức chế một số hormone làm tăng huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: làm tăng sự bài tiết nước tiểu, nhờ đó làm giảm natri và nước tích tụ trong cơ thể và hạ huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): ngăn cơ thể tạo ra quá nhiều angiotensin, một loại protein gây co thắt mạch máu.
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB): ngăn chặn angiotensin liên kết với các thụ thể, nhờ đó ngăn các mạch máu bị thu hẹp.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: làm giảm lượng canxi đi vào tim. Điều này giúp làm giảm nhịp tim. Thuốc chẹn kênh canxi còn có tác dụng làm giãn mạch máu.
  • Thuốc chủ vận alpha-2: tác động đến các xung thần kinh khiến các mạch máu co thắt, điều này giúp làm giãn mạch máu và hạ huyết áp.

Ngoài ra còn có những cách khác để làm giảm huyết áp, ví dụ như:

  • Hạn chế căng thẳng: Cố gắng tránh hoặc giảm tối đa những tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra có thể thử những cách thư giãn như thiền, tập yoga hay tập thể dục.
  • Hít thở chậm, sâu, nhịp nhàng: Điều này rất có ích cho việc kiểm soát huyết áp.
  • Chuẩn bị đồ ăn nhẹ lành mạnh: Chuẩn bị sẵn các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây tươi hay ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp hạn chế ăn đồ chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe tim mạch.

Thuốc điều trị cao huyết áp có điều trị được suy thận mạn không?

Có hai loại thuốc giúp kiểm soát cao huyết áp và làm chậm sự tiến triển của suy thận mạn là thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB).

  • Thuốc ức chế men chuyển có tác dụng làm giảm sự sản xuất angiotensin. Điều này giúp làm giãn các mạch máu và giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II ngăn angiotensin liên kết với các thụ thể. Điều này cũng giúp làm giãn các mạch máu và hạ huyết áp. Đây là chìa khóa để làm chậm sự tiến triển của bệnh thận.

Ngoài hai loại thuốc này, bác sĩ có thể kê thêm thuốc lợi tiểu để loại bỏ natri và nước dư thừa khỏi cơ thể.

Tóm tắt bài viết

Cao huyết áp gây tổn thương mạch máu và làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan, bao gồm có thận. Suy thận cũng có thể làm tăng huyết áp.

Khi bị suy thận mạn, điều quan trọng là phải kiểm soát tốt tình trạng bệnh để tránh tích tụ chất thải và nước dư thừa. Điều này sẽ khiến huyết áp càng tăng cao và làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận.

Cả cao huyết áp và suy thận mạn đều có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc và thực hiện lối sống lành mạnh. Các loại thuốc điều trị cao huyết áp, gồm có thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có thể giúp làm chậm tốc độ tiến triển suy thận mạn. Điều quan trọng là phải dùng thuốc đều đặn hàng ngày, tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ và tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tại sao, nguy cơ, huyết áp
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp
Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.

Phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận mạn?
Phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận mạn?

Khi bị suy thận mạn, thận không còn khả năng xử lý lượng kali dư thừa trong máu. Lúc này, ăn quá nhiều kali sẽ khiến cho nồng độ kali trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm.

Chế độ ăn phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận
Chế độ ăn phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận

Điều quan trọng nhất khi thực hiện chế độ ăn ít kali là tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây và ngũ cốc nguyên hạt. Thay vào đó, hãy lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng kali thấp như táo, quả mọng, bông cải xanh hoặc nước cam.

Cao huyết áp và suy thận mạn: 10 triệu chứng cần lưu ý

Cao huyết áp và suy thận mạn đều là những bệnh lý phổ biến. Hai bệnh lý này có thể xảy ra đồng thời và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cao huyết áp có thể dẫn đến suy thận mạn và ngược lại.

Tại sao lọc màng bụng có thể gây tăng đường huyết?
Tại sao lọc màng bụng có thể gây tăng đường huyết?

Lọc màng bụng là một hình thức lọc máu được sử dụng cho người mắc bệnh suy thận. Lọc màng bụng có thể được thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, dung dịch vô trùng được sử dụng trong quá trình lọc màng bụng có chứa glucose, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu (tăng đường huyết).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây