1

Chế độ ăn phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận

Điều quan trọng nhất khi thực hiện chế độ ăn ít kali là tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây và ngũ cốc nguyên hạt. Thay vào đó, hãy lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng kali thấp như táo, quả mọng, bông cải xanh hoặc nước cam.
Chế độ ăn phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận Chế độ ăn phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận

Những người có vấn đề về thận cần chú ý đến lượng kali trong chế độ ăn uống. Lý do là bởi thận có chức năng điều hòa sự cân bằng kali trong cơ thể. Khi thận không hoạt động bình thường, kali sẽ không được đào thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng nồng độ kali trong máu quá cao (tăng kali máu).

Để giảm thiểu sự tích tụ kali trong cơ thể, người mắc suy thận mạn có thể phải theo chế độ ăn ít kali, trong đó lượng kali tiêu thụ hàng ngày không được vượt quá 1.500 đến 2.000 miligam (mg). Hạn chế phốt pho, natri và nước uống cũng là những điều quan trọng đối với người có vấn đề về chức năng thận.

Quy tắc chung để ngăn ngừa tăng kali máu

Những người đang phải theo chế độ ăn hạn chế kali cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều kali như khoai tây, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và cà chua.
  • Đọc nhãn dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói và chọn những sản phẩm có hàm lượng kali thấp.
  • Không uống nhiều cà phê. Những người đang phải theo chế độ ăn hạn chế kali chỉ nên uống tối đa một cốc cà phê mỗi ngày. (1)

Vẫn còn rất nhiều loại thực phẩm, đồ uống bổ dưỡng, ngon miệng mà lại ít kali dành cho những người bị suy thận, ví dụ như các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi,…), bí, ngô, gạo, thịt gia cầm, cá và các loại sữa thực vật.

Thay thế thực phẩm

Thịt bò và khoai tây là những loại thực phẩm chứa nhiều kali. Do đó, những người mắc bệnh suy thận và đang phải thực hiện chế độ ăn hạn chế kali nên thay những thực phẩm này bằng những lựa chọn ít kali hơn như thịt gà và cà rốt.

Một khẩu phần 85g thịt bò và nửa chén khoai tây có chứa khoảng 575mg kali. Trong khi đó, cùng một khẩu phần thịt gà và cà rốt chỉ chứa 500mg kali. Hoặc cũng có thể thay cà rốt bằng súp lơ trắng, súp lơ xanh hoặc măng tây. Đây đều là những thực phẩm có hàm lượng kali thấp.

Lựa chọn cá ít kali

Người bị suy thận nên tránh các loại cá có hàm lượng kali cao như cá bơn, cá ngừ tươi, cá tuyết và cá hồng. Một khẩu phần 85g có thể chứa tới 480mg kali.

Trong khi đó, cùng một khẩu phần cá ngừ đóng hộp chỉ chứa 200mg kali. Ngoài ra còn có các loại cá ít kali khác như cá hồi, cá cơm, cá trích, cá rô. Một khẩu phần 85g các loại cá này chỉ có khoảng 300mg kali.

Chọn trái cây ít kali

Người đang phải theo chế độ ăn hạn chế kali nên chọn những loại trái cây ít kali như táo, đào, quả họ cam quýt, lê, dứa, các loại quả mọng, anh đào, dưa hấu,…

Một quả táo nhỏ hoặc một quả đào cỡ vừa chỉ chứa 200mg kali. Nửa chén quả mọng (như mâm xôi, việt quất, mâm xôi đen, dâu tây) cũng chứa lượng kali tương đương.

Người bệnh nên tránh các loại trái cây có hàm lượng kali cao như xoài, chuối, đu đủ, lựu, mận khô và nho khô.

Chuối là một trong những loại trái cây đặc biệt giàu kali. Một quả chuối cỡ lớn chứa đến hơn 420mg.

Lựa chọn rau củ ít kali

Mặc dù nhiều loại rau củ có hàm lượng kali cao nhưng vẫn có những lựa chọn phù hợp với những người đang phải cắt giảm kali. Dưới đây là một số loại rau củ chứa dưới 200mg kali trong mỗi khẩu phần:

  • Măng tây (6 cây)
  • Bông cải xanh (nửa chén)
  • Cà rốt (nửa chén nấu chín)
  • Ngô (nửa bắp)
  • Bí vàng hoặc bí ngòi (nửa chén)

Các loại rau củ giàu kali gồm có khoai tây, hoa atisô, đậu, rau họ cải và cà chua. Nửa chén đậu có thể chứa tới 470mg kali.

Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn

Một số loại đồ ăn chế biến sẵn có chứa lượng lớn kali, ví dụ như snack khoai tây chiên. 85g snack khoai tây chiên có chứa đến gần 470mg kali. Nhiều loại đồ ăn trong số này còn chứa lượng lớn natri. Người bị suy thận được khuyến cáo hạn chế ăn natri.

Chú ý đến lượng kali trong đồ uống

Kali không chỉ có trong thực phẩm mà còn có trong các loại đồ uống. Sữa là một trong những loại đồ uống có hàm lượng kali cao nhất. Một cốc sữa tươi có thể chứa tới 380mg kali trong khi sữa sô cô la chứa 420mg kali.

Nửa cốc nước ép cà chua chứa khoảng 275mg kali. Người bệnh nên lựa chọn các loại đồ uống ít kali như nước cam (một cốc chỉ chứa 240mg kali).

Cẩn thận khi ăn nước sốt

Các loại thực phẩm chính mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày như mì và gạo đều có hàm lượng kali khá thấp, chỉ chứa từ 30 đến 50mg kali trong mỗi nửa chén. Trong khi đó, những thứ mà ít ai chú ý đến, ví dụ như nước sốt lại có chứa hàm lượng kali đáng kinh ngạc. Một ví dụ là sốt cà chua. Chỉ nửa chén sốt cà chua hoặc cà chua xay nhuyễn đã chứa tới 550mg kali.

Không cắt giảm kali quá mức

Mặc dù những người mắc bệnh suy thận cần hạn chế kali nhưng cũng không nên kiêng quá mức. Kali vẫn là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể. Kali giúp duy trì sự cân bằng nước và chất điện giải, ngoài ra còn cần thiết cho chức năng của một số cơ quan như tim, thận và não. Do đó, vẫn cần phải cung cấp đủ lượng kali cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về lượng kali tiêu thụ phù hợp và cách điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng để không bị tăng kali máu mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu kali hàng ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: chế độ, phòng ngừa
Tin liên quan
Tại sao suy thận gây tăng cân?
Tại sao suy thận gây tăng cân?

Suy thận có ảnh hưởng đến cân nặng. Suy thận có thể gây tích tụ nước trong cơ thể và điều này dẫn đến tăng cân. Mặt khác, ở những người bị thừa cân, giảm cân có thể làm giảm nguy cơ suy thận. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc có thể cải thiện sức khỏe thận.

Tại sao bị suy thận cần hạn chế ăn kali?
Tại sao bị suy thận cần hạn chế ăn kali?

Kali (potassium) là một khoáng chất quan trọng cho các chức năng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, những người mắc bệnh suy thận lại phải cắt giảm lượng kali trong chế độ ăn uống. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để cắt giảm kali?

Tại sao cao huyết áp làm tăng nguy cơ suy thận mạn?
Tại sao cao huyết áp làm tăng nguy cơ suy thận mạn?

Cao huyết áp là một vấn đề rất phổ biến. Cứ 8 người trên thế giới lại có một người bị cao huyết áp. Và cứ 10 người lại có một người bị suy thận mạn. Rất nhiều người mắc cả hai bệnh lý này. Trên thực tế, cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây