1

Phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận mạn?

Khi bị suy thận mạn, thận không còn khả năng xử lý lượng kali dư thừa trong máu. Lúc này, ăn quá nhiều kali sẽ khiến cho nồng độ kali trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm.
Phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận mạn? Phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận mạn?

Thận là cơ quan có nhiệm vụ loại bỏ chất thải ra khỏi máu và duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.

Các bệnh lý mạn tính, gồm có bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và cao huyết áp khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn bình thường và điều này làm tăng nguy cơ suy thận. Suy thận mạn là tình trạng chức năng thận giảm từ từ.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh này và bảo vệ sức khỏe thận. Tập thể dục đều đặn và ăn uống lành mạnh là chìa khóa để kiểm soát cân nặng.

Ăn nhiều trái cây và rau củ là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, một số loại rau củ quả lại chứa nhiều kali.

Khi bị suy thận mạn, thận không còn khả năng xử lý lượng kali dư thừa trong máu. Lúc này, ăn quá nhiều kali sẽ khiến cho nồng độ kali trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm.

Dưới đây là những cách kiểm soát lượng kali trong máu khi mắc hoặc có nguy cơ mắc suy thận mạn.

Kali là gì?

Kali (potassium) là một khoáng chất giúp cơ thể cân bằng nước và hỗ trợ chức năng của các tế bào, dây thần kinh cũng như các cơ. Kali có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trái cây và rau củ.

Điều quan trọng là phải giữ cho nồng độ kali trong máu ở mức cân bằng. Nồng độ kali khuyến nghị là từ 3,5 đến 5,0 mEq/L.

Bổ sung đủ kali sẽ hỗ trợ các cơ kiểm soát nhịp tim và nhịp thở.

Tuy nhiên, ăn nhiều kali hơn mức mà thận có thể lọc từ máu có thể gây rối loạn nhịp tim.

Suy thận mạn và tăng kali máu

Suy thận mạn làm tăng nguy cơ tăng kali máu, tình trạng nồng độ kali trong máu ở mức cao. Do đó, người bị suy thận mạn cần phải chú ý đến lượng kali trong chế độ ăn uống.

Thận lọc bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi máu và bài tiết vào nước tiểu. Tuy nhiên, khi bị suy thận mạn, thận sẽ không còn khả năng lọc kali thừa trong máu một cách hiệu quả.

Tăng kali máu không được điều trị sẽ gây xáo trộn các tín hiệu điện trong cơ tim. Điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, một tình trạng rất nguy hiểm.

Một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu, ví dụ như sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp (thuốc chẹn beta và thuốc làm loãng máu).

Triệu chứng tăng kali máu

Tình trạng tăng kali máu có thể xảy ra từ từ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và ban đầu không biểu hiện triệu chứng. Khi tình trạng trở nên nặng hơn, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện, gồm có:

  • Yếu cơ
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Tê hoặc châm chích
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều
  • Tiêu chảy
  • Ngất xỉu

Nồng độ kali tăng cao đột ngột và nghiêm trọng có thể gây ra:

  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh
  • Hụt hơi
  • Nôn mửa

Tăng kali máu có thể đe dọa đến tính mạng. Hãy gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức khi nhận thấy những triệu chứng này.

Ngăn ngừa tăng kali máu khi bị suy thận mạn

Những người bị suy thận mạn nên hạn chế ăn trái cây và rau củ có hàm lượng kali cao để giảm nguy cơ tăng kali máu.

Chỉ nên ăn những thực phẩm này ở mức độ vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm tốt cho thận để có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Ví dụ về những loại trái cây và rau củ chứa nhiều kali gồm có:

  • Măng tây
  • Quả bơ
  • Chuối
  • Dưa lưới, dưa bở ruột xanh
  • Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt)
  • Trái cây sấy khô như mận khô, nho khô
  • Kiwi
  • Quả xuân đào
  • Cam
  • Khoai tây
  • Cà chua
  • Bí mùa đông

Nên thay những loại rau củ quả kể trên bằng những loại trái cây và rau củ ít kali như:

  • Táo
  • Ớt chuông
  • Quả mọng (mâm xôi, việt quất)
  • Nho
  • Quả đậu
  • Nấm
  • Hành tây
  • Qủa đào
  • Dứa
  • Bí mùa hè
  • Dưa hấu
  • Bí ngòi

Các cách khác để giữ cho nồng độ kali trong máu ở mức khỏe mạnh gồm có:

  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa bò hoặc thay thế bằng các sản phẩm sữa thực vật như sữa gạo.
  • Tránh sử dụng chất thay thế muối.
  • Đọc bảng thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm để biết hàm lượng kali (nhớ chú ý đến khẩu phần ăn)
  • Lọc máu đều đặn.

Điều trị tăng kali máu

Các cách điều trị tăng kali máu và duy trì mức kali khỏe mạnh:

  • Chế độ ăn ít kali: cắt giảm thực phẩm nhiều kali và thay bằng thực phẩm chứa ít kali. Có thể nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn rõ hơn.
  • Thuốc lợi tiểu. Những loại thuốc này giúp loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
  • Chất kết dính kali: Lọai thuốc này liên kết với lượng kali dư thừa trong ruột và được đào thải ra ngoài theo phân. Chất kết dính kali có cả dạng viên uống và dạng thuốc thụt hậu môn.
  • Điều chỉnh thuốc: Bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch và cao huyết áp.

Luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dừng, bắt đầu hoặc thay đổi liều dùng thuốc cũng như thực phẩm chức năng.

Tóm tắt bài viết

Kali là một khoáng chất quan trọng đối với chức năng thần kinh, tế bào và cơ nhưng quá nhiều kali sẽ gây hại, đặc biệt là ở người bị suy thận mạn.

Thận bị tổn thương sẽ không thể lọc bỏ kali dư thừa ra khỏi máu một cách hiệu quả và nồng độ kali trong máu cao sẽ gây nguy hiểm.

Để phòng ngừa tăng kali máu, người bị suy thận mạn cần giảm lượng kali trong chế độ ăn và hỏi bác sĩ về các loại thuốc giúp kiểm soát kali.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phòng ngừa
Tin liên quan
Tại sao suy thận gây tăng cân?
Tại sao suy thận gây tăng cân?

Suy thận có ảnh hưởng đến cân nặng. Suy thận có thể gây tích tụ nước trong cơ thể và điều này dẫn đến tăng cân. Mặt khác, ở những người bị thừa cân, giảm cân có thể làm giảm nguy cơ suy thận. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc có thể cải thiện sức khỏe thận.

Tại sao bị suy thận cần hạn chế ăn kali?
Tại sao bị suy thận cần hạn chế ăn kali?

Kali (potassium) là một khoáng chất quan trọng cho các chức năng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, những người mắc bệnh suy thận lại phải cắt giảm lượng kali trong chế độ ăn uống. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để cắt giảm kali?

Tại sao cao huyết áp làm tăng nguy cơ suy thận mạn?
Tại sao cao huyết áp làm tăng nguy cơ suy thận mạn?

Cao huyết áp là một vấn đề rất phổ biến. Cứ 8 người trên thế giới lại có một người bị cao huyết áp. Và cứ 10 người lại có một người bị suy thận mạn. Rất nhiều người mắc cả hai bệnh lý này. Trên thực tế, cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây