1

Tại sao lọc màng bụng có thể gây tăng đường huyết?

Lọc màng bụng là một hình thức lọc máu được sử dụng cho người mắc bệnh suy thận. Lọc màng bụng có thể được thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, dung dịch vô trùng được sử dụng trong quá trình lọc màng bụng có chứa glucose, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu (tăng đường huyết).
Tại sao lọc màng bụng có thể gây tăng đường huyết? Tại sao lọc màng bụng có thể gây tăng đường huyết?

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp phải một số biến chứng về thận, chẳng hạn như suy thận. Khi bị chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải lọc máu để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể thay cho thận.

Lọc màng bụng hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc là một hình thức lọc máu sử dụng màng bụng của người bệnh để lọc máu, khác với phương pháp chạy thận nhân tạo sử dụng một thiết bị bên ngoài cơ thể để lọc máu. Người bệnh có thể tự thực hiện lọc màng bụng tại nhà hoặc với sự trợ giúp của máy móc, nhờ đó người bệnh vẫn có thể đi lại và hoạt động trong quá trình lọc máu.

Tuy nhiên, phương pháp lọc màng bụng sử dụng dung dịch vô trùng có chứa glucose. Dung dịch này có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết trong hoặc sau khi lọc máu.

Vậy lọc màng bụng có an toàn với người bị tiểu đường không? Cần làm gì để giảm nguy cơ tăng đường huyết khi lọc màng bụng? Lọc màng bụng còn có những rủi ro nào khác? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Người bị tiểu đường có thể lọc màng bụng không?

Suy thận mạn là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Cứ 3 người mắc bệnh tiểu đường lại có một người bị suy thận mạn. Nếu bệnh tiểu đường và suy thận mạn không được kiểm soát tốt, người bệnh sẽ bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh sẽ phải lọc máu. Có hai hình thức lọc máu chính là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Một ưu điểm lớn của phương pháp lọc màng bụng là có thể thực hiện tại nhà, nhờ đó tạo sự thoải mái hơn cho người bệnh.

Tuy nhiên, phương pháp lọc máu này lại tiềm ẩn một rủi ro đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Dịch lọc được sử dụng trong quá trình lọc màng bụng có chứa glucose và điều này sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể lọc màng bụng nhưng cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh và theo dõi sát sao mức đường huyết trong và sau khi lọc máu.

Quy trình lọc màng bụng

Lọc màng bụng (hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc) là một phương pháp điều trị suy thận. Phương pháp này sử dụng lớp màng bao bọc các cơ quan trong ổ bụng để lọc chất thải khỏi máu.

Trước tiên, một ống thông sẽ được đưa vào ổ bụng của người bệnh. Khi khu vực xung quanh ống thông lành lại, người bệnh sẽ nối đầu bên ngoài của ống thông với một túi chứa dung dịch vô trùng (dịch lọc).

Dịch lọc chảy từ từ vào ổ bụng và tại đây, dịch lọc sẽ hấp thụ các chất thải. Sau đó, dịch lọc cùng chất thải sẽ chảy ra ngoài vào một chiếc túi. Người bệnh có thể thực hiện lọc màng bụng lên đến 6 lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy để lọc màng bụng trong khi ngủ vào ban đêm.

Lọc màng bụng có gây tăng đường huyết không?

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tăng đường huyết cao hơn trong quá trình lọc màng bụng. Khi nồng độ glucose trong máu vượt quá 140 mg/dl thì có nghĩa là tăng đường huyết.

Tốc độ tăng đường huyết trong quá trình lọc màng bụng phụ thuộc vào một số yếu tố, gồm có:

  • Tốc độ chuyển hóa đường của cơ thể
  • Liều insulin đang dùng
  • Tỉ lệ glucose trong dịch lọc
  • Thời gian ngâm dịch lọc trong ổ bụng

Nồng độ glucose trong dịch lọc thường là 1.360 đến 3.860 mg/dL. Lượng glucose này có vẻ cao nhưng trên thực tế, cơ thể người bệnh có thể hấp thụ được vì nồng độ glucose trong dịch lọc cao hơn nồng độ glucose trong cơ thể.

Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể về liều insulin cần dùng trong thời gian lọc máu nhưng bác sĩ có thể đề nghị tăng liều insulin trong hoặc sau khi lọc máu để tránh xảy ra tăng đường huyết.

Điều trị tăng đường huyết trong quá trình lọc màng bụng

Biện pháp chính để điều trị tăng đường huyết do lọc máu là sử dụng insulin.

Một số triệu chứng cho thấy lượng đường trong máu đang ở mức rất cao gồm có:

  • Khát nước tột độ
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt

Những người mắc bệnh tiểu đường cần theo sát sao lượng đường trong máu và có biện pháp can thiệp khi đường huyết tăng cao.

Những người không mắc bệnh tiểu đường nếu có các dấu hiệu tăng đường huyết thì nên đi khám để xác định chính xác vấn đề.

Các rủi ro khác phổ biến của lọc màng bụng

Theo một nghiên cứu vào năm 2021 được thực hiện trên 707 người đã trải qua lọc màng bụng, biến chứng phổ biến nhất của phương pháp lọc máu này là nhiễm trùng do ống thông. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng phải lấy ống thông ra sớm hơn so với những người không bị tiểu đường (2,5 năm ở người bị tiểu đường trong khi ở những người không bị tiểu đường là 7,4 năm). (1)

Các vấn đề khác có thể phát sinh do phương pháp lọc màng bụng còn có:

  • Viêm phúc mạc (nhiễm trùng ổ bụng)
  • Thoát vị
  • Tăng cân

Khi nào cần đi khám?

Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về những biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường trước khi bắt đầu lọc màng bụng.

Hãy đi khám ngay khi có các dấu hiệu nhiễm trùng như:

  • đau bụng
  • nôn mửa
  • sốt
  • vùng da quanh ống thông bị sưng đỏ, đau
  • dịch lọc có màu bất thường hoặc vẩn đục
  • ống thông bị đẩy ra ngoài

Nhìn chung, lọc màng bụng rất an toàn và rất hiếm khi xảy ra những vấn đề không mong muốn.

Tóm tắt bài viết

Lọc màng bụng là một phương pháp điều trị suy thận có thể thực hiện tại nhà, nhờ đó người bệnh vẫn có thể thực hiện các công việc hàng ngày trong quá trình lọc máu. Lọc màng bụng sử dụng lớp màng bao bọc thành ổ bụng của người bệnh và dịch lọc để loại bỏ chất thải từ máu. Dịch lọc có chứa glucose nên có thể gây tăng đường huyết, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa vấn đề này, người bệnh cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường và nếu xảy ra tăng đường huyết thì có thể điều trị bằng insulin. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu trước khi bắt đầu lọc máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tại sao, có thể
Tin liên quan
Tại sao suy thận gây tăng cân?
Tại sao suy thận gây tăng cân?

Suy thận có ảnh hưởng đến cân nặng. Suy thận có thể gây tích tụ nước trong cơ thể và điều này dẫn đến tăng cân. Mặt khác, ở những người bị thừa cân, giảm cân có thể làm giảm nguy cơ suy thận. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc có thể cải thiện sức khỏe thận.

Mối liên hệ giữa suy tim sung huyết và suy thận
Mối liên hệ giữa suy tim sung huyết và suy thận

Khi tim không còn khả năng bơm máu hiệu quả khắp cơ thể thì các vấn đề về chức năng thận sẽ là một trong những biến chứng xảy ra đầu tiên.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận

Bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận là những bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau. Các bệnh lý này có thể xảy ra cùng lúc.

Phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận mạn?
Phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận mạn?

Khi bị suy thận mạn, thận không còn khả năng xử lý lượng kali dư thừa trong máu. Lúc này, ăn quá nhiều kali sẽ khiến cho nồng độ kali trong máu tăng cao đến mức nguy hiểm.

Chế độ ăn phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận
Chế độ ăn phòng ngừa tăng kali máu khi bị suy thận

Điều quan trọng nhất khi thực hiện chế độ ăn ít kali là tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây và ngũ cốc nguyên hạt. Thay vào đó, hãy lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng kali thấp như táo, quả mọng, bông cải xanh hoặc nước cam.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây