1

Nước tiểu có thật sự vô trùng không?

Nhiều người vẫn cho rằng nước tiểu vô trùng, có nghĩa là không chứa bất cứ loại vi khuẩn hay vi sinh vật nào nhưng trên thực tế, điều này là không đúng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngay cả ở những người khỏe mạnh, nước tiểu vẫn có chứa vi khuẩn. Vì vậy, nước tiểu không hoàn toàn “sạch”. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do tại sao nước tiểu không hoàn toàn vô trùng và làm rõ một số lầm tưởng khác về nước tiểu.
Nước tiểu có thật sự vô trùng không? Nước tiểu có thật sự vô trùng không?

Tại sao nước tiểu không vô trùng?

Vô trùng có nghĩa là không chứa bất kỳ vi khuẩn hay sinh vật sống nào. Các nhà khoa học đã chứng minh điều này là không đúng với nước tiểu.

Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2014 đã phân tích mẫu nước tiểu của 65 người tham gia. Một số trong đó có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Kết quả phân tích cho thấy 80% mẫu nước tiểu mẫu có sự hiện diện của vi khuẩn và nhiều loại vi khuẩn trong số đó có tự nhiên trong bàng quang. (1)

Mặc dù một số mẫu nước tiểu chỉ chứa lượng vi khuẩn rất ít nhưng sự hiện diện của vi khuẩn, bất kể số lượng là bao nhiêu đều có nghĩa là nước tiểu không vô trùng.

Một nghiên cứu nhỏ khác vào năm 2015 đã kiểm tra mẫu nước tiểu của 52 người, bao gồm cả nam giới và phụ nữ. Nghiên cứu này cho thấy các mẫu nước tiểu đều có vi khuẩn tự nhiên, ngay cả với số lượng ít. Trung bình có 5,8 loài vi khuẩn được tìm thấy trong các mẫu nước tiểu của phụ nữ và 7,1 loài vi khuẩn trong mẫu nước tiểu của nam giới. (2)

Nhưng không cần lo lắng về việc nước tiểu có vi khuẩn. Theo một tổng quan nghiên cứu vào năm 2019, bàng quang luôn tồn tại một lượng vi khuẩn có lợi giúp duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc bàng quang.

Mặc dù quá nhiều vi khuẩn chắc chắn sẽ gây hạ nhưng một lượng nhỏ vi khuẩn lại có lợi.

Tại sao nước tiểu lại được cho là vô trùng?

Một trong những lý do mà nước tiểu được cho là vô trùng là bởi nhiều người tin rằng môi trường bên trong cơ thể, bao gồm cả bàng quang, không có vi khuẩn. Một lý do nữa là vì đã có nhiều trường hợp sử dụng nước tiểu làm nước uống để duy trì sự sống khi bị mắc kẹt. Thậm chí ở một số nơi trên thế giới, nước tiểu còn được dùng để chữa bệnh.

Mặc dù thành phần nước tiểu chủ yếu là nước (khoảng 95%) nhưng trong nước tiểu còn có những thành phần khác như urê, clorua, natri, kali, chất thải như creatinine và vi khuẩn.

Ở những người có vấn đề sức khỏe, nước tiểu còn có chứa protein, hồng cầu hoặc glucose.

Một tổng quan nghiên cứu trên động vật vào năm 2016 cho thấy nếu như cần uống nước tiểu thì hãy uống ngay sau khi đi tiểu vì nước tiểu sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập sau khi rời khỏi cơ thể.

Các lầm tưởng về tác dụng nước tiểu

Nước tiểu vô trùng không phải là lầm tưởng duy nhất về nước tiểu. Dưới đây là một số lầm tưởng khác và sự thật đằng sau.

Nước tiểu giúp trị sứa đốt

Một trong những mẹo trị sứa đốt được truyền tai nhau là sử dụng nước tiểu. Đi tiểu lên vết đốt của sứa được cho là sẽ giúp dịu triệu chứng đau rát nhờ có chứa các hợp chất như amoniac và urê.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên động vật vào năm 2016 cho thấy rằng mặc dù đúng là nước tiểu có chứa các chất này nhưng đồng thời cũng chứa một số chất khác có thể khiến vùng bị sứa đốt bị tổn thương nặng thêm. (3)

Một trong những thành phần của nước tiểu là natri. Do đó, thoa nước tiểu sẽ chẳng khác nào xát muối xát lên vết thương và điều này có thể đẩy chất độc của sứa vào sâu hơn trong vết thương, dẫn đến đau rát dữ dội và tổn thương nghiêm trọng hơn.

Khi bị sứa đốt, hãy cẩn thận loại bỏ các xúc tu, rửa sạch bằng nước biển và bôi thuốc mỡ giảm đau lên vết thương.

Nếu có các triệu chứng nặng như lở loét, đau đầu, tím tái, tức ngực, khó thở, buồn nôn… thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.

Chữa nấm da chân bằng nước tiểu

Có thể bạn chưa biết, nước tiểu là một trong những phương pháp tự nhiên được dùng để trị nấm da chân. Nấm da chân là một bệnh về da rất phổ biến, chủ yếu xảy ra ở bàn chân và gây ngứa, bong tróc da và mẩn đỏ.

Nhiều loại thuốc bôi trị nấm da chân có chứa urê và đây cũng là thành phần có trong nước tiểu. Có lẽ đó là lý do khiến nước tiểu được dùng để điều trị nấm da chân

Tuy nhiên, lượng urê trong nước tiểu không đủ để tiêu diệt loại nấm gây bệnh nấm da chân. Vì vậy, nước tiểu không thể điều trị nấm da chân. Thậm chí, một số loại vi khuẩn trong nước tiểu còn có thể khiến các triệu chứng nhiễm nấm càng thêm nặng hơn.

Uống nước tiểu có tác dụng chữa bệnh

Ở một số nơi trên thế giới, nước tiểu được dùng làm bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau và tăng cường sức khỏe. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng uống nước tiểu có thể điều trị bất kỳ bệnh lý nào trong số này.

Tóm tắt bài viết

Nước tiểu không thực sự vô trùng do vẫn có chứa vi khuẩn. Ngoài ra, nước tiểu cũng không hề có tác dụng tăng cường sức khỏe hay chữa trị bất kỳ bệnh lý nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nước tiểu
Tin liên quan
Một lượng nhỏ ketone trong nước tiểu có đáng ngại không?
Một lượng nhỏ ketone trong nước tiểu có đáng ngại không?

Ketone là một loại axit mà cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Lượng nhỏ ketone trong nước tiểu thường không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng lượng lớn ketone có thể chỉ ra một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo: Giải pháp điều trị tiểu không tự chủ
Cơ thắt niệu đạo nhân tạo: Giải pháp điều trị tiểu không tự chủ

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo có thể điều trị hiệu quả chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực. Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là tình trạng rò rỉ nước tiểu khi áp lực tác động lên bàng quang tăng lên. Điều này có thể xảy ra trong các hoạt động như cười lớn, hắt xì, ho, tập thể dục, chạy nhảy, nâng vật nặng…

Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng dưới, buồn tiểu liên tục, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi nồng và thậm chí có máu. Các triệu chứng này thường thuyên giảm nhanh chóng sau khi bắt đầu điều trị.

Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?
Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?

Tiểu són do tiểu không hết bãi là xảy ra phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Gần một nửa số người bị vấn đề này là người trên 65 tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây