1

Nồng độ natri trong máu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm natri máu hay còn được gọi là xét nghiệm natri huyết thanh là xét nghiệm đo nồng độ natri trong máu. Natri là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.
Nồng độ natri trong máu bao nhiêu là bình thường? Nồng độ natri trong máu bao nhiêu là bình thường?

Natri đặc biệt quan trọng đối với chức năng thần kinh và cơ. Cơ thể giữ cân bằng mức natri thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Natri trong thực phẩm và đồ uống sẽ đi vào máu, sau đó được đào thải ra ngoài theo nước tiểu, phân và mồ hôi. Duy trì mức natri cân bằng là điều rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Quá nhiều natri có thể làm tăng huyết áp và thiếu natri có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Kiệt sức
  • Chóng mặt

Khi nào cần xét nghiệm natri máu?

Xét nghiệm natri máu thường là một phần trong bảng trao đổi chất cơ bản. Bảng trao đổi chất cơ bản là một nhóm các xét nghiệm máu đo nồng độ các chất như:

  • Canxi
  • Bicacbonat
  • Clorua
  • Creatinin
  • Glucose
  • Kali
  • Natri
  • Ni-tơ urê trong máu

Xét nghiệm natri máu còn là một phần trong điện giải đồ. Chất điện giải là các chất tóm tắt bài viếtện tích. Các chất điện giải khác trong cơ thể còn có kali, clorua, magiê, canxi, phốt phát và bicacbonat.

Bác sĩ thường yêu cầu làm xét nghiệm natri máu nếu người bệnh:

  • ăn nhiều muối
  • không uống đủ nước
  • có dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hoặc mới trải qua phẫu thuật
  • truyền dịch tĩnh mạch

Người bệnh cũng có thể phải làm xét nghiệm natri máu nếu như đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến mức natri trong cơ thể, ví dụ như thuốc lợi tiểu và một số loại hormone.

Xét nghiệm natri máu được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm natri máu là một xét nghiệm máu nên sẽ phải lấy mẫu máu từ tĩnh mạch. Nhân viên y tế sẽ đưa kim vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay của người bệnh và lấy lượng máu cần thiết. Quá trình này rất nhanh chóng và không đau đớn. Mẫu máu sẽ được mang đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

Người bệnh không cần phải chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm natri máu. Có thể ăn uống bình thường nhưng nếu phải làm các xét nghiệm máu khác, ví dụ như xét nghiệm đường huyết thì sẽ phải nhịn ăn. Nếu như đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến nồng độ natri trong máu thì có thể sẽ phải ngừng một thời gian trước khi xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc kê đơn thì không được tự ý ngừng thuốc mà phải báo trước cho bác sĩ.

Rủi ro của xét nghiệm natri máu

Quá trình lấy mẫu máu rất an toàn, nhanh chóng và không đau đớn. Vị trí lấy máu có thể sẽ bị bầm tím nhưng đây là hiện tượng bình thường và sẽ tự hết sau vài ngày. Mặc dù đôi khi xảy ra một số vấn đề mong muốn như chóng mặt, ngất xỉu, nhiễm trùng và chảy máu quá nhiều nhưng những vấn đề này đều rất hiếm gặp.

Nếu người bệnh bị chảy máu hoặc bầm tím kéo dài sau khi lấy máu thì cần đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cũng nên đi khám nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng như đau, tấy đỏ.

Kết quả xét nghiệm natri máu

Bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm cho người bệnh.

Kết quả bình thường

Nồng độ natri trong máu bình thường dao động trong khoảng 135 đến 145 mEq/L.

Nồng độ natri thấp

Nồng độ natri trong máu dưới 135 mEq/L được gọi là hạ natri máu. Các triệu chứng hạ natri máu gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau đầu
  • Ăn không ngon miệng
  • Lú lẫn
  • Ảo giác
  • Hôn mê

Hạ natri máu có thể gây tổn thương tế bào. Tình trạng này làm cho các tế bào phình lên do chứa quá nhiều nước. Điều này đặc biệt nguy hiểm ở một số khu vực, ví dụ như não.

Hạ natri máu thường xảy ra ở người lớn tuổi. Các nguyên nhân phổ biến gồm có:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Một số loại thuốc giảm đau
  • Vết bỏng lớn
  • Suy thận
  • Bệnh gan, ví dụ như xơ gan
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng
  • Suy tim
  • Cơ thể sản xuất quá mức một số loại hormone, chẳng hạn như hormone chống bài niệu (vasopressin)
  • Uống quá nhiều nước
  • Ít đi tiểu
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Quá nhiều ketone trong máu
  • Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)
  • Bệnh Addison (tuyến thượng thận tạo ra quá ít hormone)

Nồng độ natri cao

Nồng độ natri trong máu vượt quá 145 mEq/L được coi là mức cao và tình trạng này được gọi là tăng natri máu. Các triệu chứng tăng natri máu gồm có:

  • Khát nước
  • Mệt mỏi, kiệt sức
  • Sưng phù ở tay và chân
  • Mất ngủ
  • Rối loạn nhịp tim
  • Hôn mê

Tăng natri máu thường xảy ra ở người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người nằm liệt giường. Một số nguyên nhân chính gây tăng natri máu gồm có:

  • Không uống đủ nước
  • Uống nước chứa muối
  • Ăn quá nhiều muối
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Tiêu chảy
  • Thiếu một số loại hormone, chẳng hạn như vasopressin
  • Mức aldosterone cao
  • Hội chứng Cushing, xảy ra do cơ thể có quá nhiều cortisol

Tăng natri máu cũng có thể là do một số loại thuốc như:

  • Thuốc tránh thai
  • Corticoid
  • Thuốc nhuận tràng
  • Thuốc lithium
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Tóm tắt bài viết

Xét nghiệm natri máu là một phần trong bảng trao đổi chất cơ bản nhưng ngoài ra còn được thực hiện vì nhiều lý do khác, ví dụ như để theo dõi mức natri khi sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến nồng độ natri trong máu hoặc để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng bất thường. Duy trì sự cân bằng natri trong cơ thể là điều rất quan trọng để có sức khỏe tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nồng độ, bao nhiêu
Tin liên quan
Liều dùng Kerendia là bao nhiêu?
Liều dùng Kerendia là bao nhiêu?

Kerendia (finerenone) được sử dụng để điều trị suy thận mạn ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2. Kerendia có dạng viên uống và thường được dùng một lần mỗi ngày.

Chế độ ăn ít natri có lợi ích gì?
Chế độ ăn ít natri có lợi ích gì?

Chế độ ăn ít natri có lợi cho những người mắc một số vấn đề sức khỏe, ví dụ như suy thận. Có rất nhiều loại thực phẩm phù hợp với chế độ ăn này, gồm có trái cây, rau củ tươi và trứng.

Tại sao cần hạn chế natri khi bị suy thận mạn?
Tại sao cần hạn chế natri khi bị suy thận mạn?

Thận đảm nhận chức năng quan trọng là lọc chất thải ra khỏi máu. Thận còn loại bỏ nước và axit dư thừa, đồng thời duy trì sự cân bằng khoáng chất và muối trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây