1

Người bị tiểu đường có thể hiến máu không?

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc hiến máu nói chung là an toàn. Người bị tiểu đường type 1 hay type 2 đều thuộc nhóm đủ điều kiện hiến máu. Nhưng người bệnh cần kiểm soát được tình trạng bệnh và có sức khỏe tốt trước khi hiến máu.
Người bị tiểu đường có thể hiến máu không? Người bị tiểu đường có thể hiến máu không?

Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp giàu tính nhân văn. Hiến máu giúp đem lại hi vọng và thậm chí còn có thể cứu sống những người đang cần máu như nạn nhân gặp tai nạn, bệnh nhân mất nhiều máu trong lúc phẫu thuật hay bệnh nhi mắc bệnh tan máu... Tùy vào lượng máu cần sử dụng mà mỗi 500ml máu được hiến tặng có thể được truyền cho từ 1 - 3 người. Không chỉ giúp ích cho người khác, việc hiến máu còn có lợi cho chính bản thân người hiến.

Tuy nhiên, nhiều người dù rất muốn hiến máu nhưng lại lo ngại và không dám đi hiến do mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường.

Trên thực tế, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể hiến máu, miễn là đáp ứng một số điều kiện.

Người bị tiểu đường hiến máu có an toàn không?

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc hiến máu nói chung là an toàn. Người bị tiểu đường type 1 hay type 2 đều thuộc nhóm đủ điều kiện hiến máu. Nhưng người bệnh cần kiểm soát được tình trạng bệnh và có sức khỏe tốt trước khi hiến máu.

Kiểm soát bệnh tiểu đường có nghĩa là phải duy trì ổn định lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh. Điều này đòi hỏi người bệnh phải kiểm tra đường huyết hàng ngày, đồng thời thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng và kết hợp tập thể dục đều đặn.

Duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở phạm vi khuyến nghị. Tùy vào loại và tình trạng bệnh tiểu đường mà người bệnh sẽ phải dùng một số loại thuốc để kiểm soát đường huyết. Những loại thuốc này đều không ảnh hưởng đến việc hiến máu.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và muốn hiến máu nhưng cảm thấy không yên tâm thì hãy trao đổi với bác sĩ để được giải đáp các thắc mắc.

Quá trình hiến máu

Khám sức khỏe

Trước khi hiến máu, người hiến sẽ phải trải qua một quy trình sàng lọc, trong đó người hiến cho nhân viên y tế biết về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Người hiến máu sẽ được kiểm tra một số chỉ số quan trọng như:

  • Thân nhiệt
  • Nhịp tim
  • Huyết áp
  • Nồng độ huyết sắc tố (hemoglobin)

Những người bị tiểu đường cần cho nhân viên y tế biết về điều này trong quá trình khám sàng lọc. Nhân viên y tế sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh.

Mặc dù hầu hết các loại thuốc điều trị tiểu đường đều không ảnh hưởng đến khả năng hiến máu nhưng nếu đang phải dùng bất kỳ loại thuốc nào thì hãy liệt kê rõ với nhân viên y tế.

Người hiến máu, dù có mắc bệnh tiểu đường hay không, cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:

  • Có sức khỏe tổng thể tốt và không bị ốm vào ngày hiến máu
  • Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu như viêm gan, HIV…
  • Cân nặng ít nhất 42kg đối với phụ nữ và 45kg đối với nam giới
  • Tuổi từ 18 đến 60

Nếu như cảm thấy không khỏe vào ngày hiến máu thì nên hoãn lại sang một ngày khác.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi điện trực tiếp đến nơi hiến máu để được giải đáp.

Hiến máu

Toàn bộ quá trình hiến máu, bao gồm cả khám sàng lọc và ngồi nghỉ sau hiến mất khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn một chút. Thời gian lấy máu thường mất khoảng 10 phút.

Người hiến sẽ ngồi trên một chiếc ghế tựa hơi ngả về phía sau. Nhân viên y tế sẽ tiến hành sát trùng cánh tay và cắm kim. Nói chung, khi cắm kim sẽ chỉ hơi nhói, tương tự như khi tiêm và sau đó sẽ không còn thấy đau nữa. Người hiến có thể được cho cầm một vật mềm trong lòng bàn tay để tăng tốc độ dẫn truyền máu. Lượng máu toàn phần tối đa mà một người có thể hiến mỗi lần là không quá 9ml trên mỗi kg cân nặng. Có nghĩa là một người nặng 50kg không được hiến quá 500ml máu trong một lần.

Sau khi lấy đủ số đơn vị máu, nhân viên y tế sẽ rút kim và đặt băng lên vị trí lấy máu

Lượng máu thu được sẽ được xét nghiệm sàng lọc để chọn ra những đơn vị máu đạt tiêu chuẩn.

Chuẩn bị trước khi hiến máu

Một số điều cần lưu ý trước khi hiến máu:

  • Uống nhiều nước hơn trong vài ngày trước khi hiến máu.
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống bổ sung sắt từ 1 đến 2 tuần trước khi hiến máu.
  • Ngủ đủ giấc (ít nhất 6 tiếng) vào đêm trước ngày hiến máu. Không thức khuya
  • Ăn uống đủ chất trước và sau khi hiến máu. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người bị tiểu đường. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường là điều rất quyên góp để kiểm soát tình trạng bệnh.
  • Không ăn đồ chứa nhiều đạm và dầu mỡ.
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine vào ngày hiến máu.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái.
  • Không uống rượu bia.
  • Mang theo danh sách các loại thuốc đang dùng khi đi hiến máu.
  • Mang theo giấy tờ tùy thân.

Sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu, người bệnh tiểu đường cần theo dõi mức đường huyết và tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cân bằng. Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt hoặc dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt trong 2 đến 4 tuần sau hiến máu.

Dưới đây là một số hướng dẫn chung sau hiến máu:

  • Uống acetaminophen nếu cảm thấy đau nhức ở cánh tay.
  • Giữ nguyên băng ở vị trí lấy máu trong ít nhất 4 giờ để ngăn ngừa bầm tím.
  • Nằm nghỉ nếu cảm thấy chóng mặt.
  • Nghỉ ngơi nhiều và vận động nhẹ nhàng trong 2 – 3 ngày sau hiến máu. Trong thời gian này không nên tập thể dục cường độ cao.
  • Uống nhiều nước trong vài ngày sau khi hiến máu.
  • Không uống rượu bia trong vài ngày đầu sau hiến máu.

Nếu gặp các biểu hiện bất thường sau khi hiến máu thì hãy đi khám ngay lập tức.

Một người có thể hiến máu nhiều lần nhưng lần hiến sau phải cách lần trước tối thiểu 12 tuần để cơ thể có đủ thời gian tái tạo lượng máu đã mất.

Tóm tắt bài viết

Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể hiến máu, miễn là tình trạng bệnh được kiểm soát tốt và đáp ứng các điều kiện cơ bản.

Một người có thể hiến máu 3 – 4 lần/năm.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: có thể
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây