1

Mối liên hệ giữa béo phì và bàng quang tăng hoạt

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt. Ở những người béo phì và bị bàng quang tăng hoạt, giảm cân có thể giúp cải thiện các triệu chứng.
Mối liên hệ giữa béo phì và bàng quang tăng hoạt Mối liên hệ giữa béo phì và bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là một tình trạng mãn tính do nhiều nguyên nhân gây ra. Các triệu chứng chính của bàng quang tăng hoạt gồm có:

  • Tiểu gấp: đột ngột buồn tiểu, có thể bị rò rỉ nước tiểu nếu không kịp vào nhà vệ sinh (tiểu không tự chủ)
  • Tiểu nhiều lần: đi tiểu nhiều hơn tần suất bình thường
  • Tiểu đêm: đi tiểu từ 2 lần trở lên vào ban đêm

Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa béo phì và hội chứng bàng quang tăng hoạt. Thừa cân, béo phì, đặc biệt là mỡ thừa ở vùng bụng, là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt. Ở người béo phì bị bàng quang tăng hoạt, giảm cân có thể giúp làm giảm các triệu chứng.

Vậy tại sao béo phì làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ?

Tại sao thừa cân, béo phì gây bàng quang tăng hoạt?

Thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là mỡ thừa ở vùng bụng, làm tăng áp lực lên bàng quang và còn làm suy yếu hoặc hỏng niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể).

Khối lượng cơ thể quá lớn còn có thể làm hỏng hoặc suy yếu cơ sàn chậu, các cơ hỗ trợ bàng quang và điều này cũng làm tăng nguy cơ xảy ra các triệu chứng bàng quang tăng hoạt như rò rỉ nước tiểu. Cơ sàn chậu yếu còn làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ do tăng áp lực (stress incontinence). Đây là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ mỗi khi thực hiện các hành động làm tăng áp lực lên bàng quang, ví dụ như hắt hơi, ho hoặc cười.

Một số nghiên cứu đã xác nhận mối liên hệ giữa béo phì và hội chứng bàng quang tăng hoạt.

Một nghiên cứu vào năm 2020 trên 206 phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 cho thấy những người có tỷ lệ mỡ cơ thể trên 32% có nguy cơ gặp các triệu chứng bàng quang tăng hoạt cao hơn 95% so với những người có tỷ lệ mỡ cơ thể thấp hơn. (1)

Một nghiên cứu vào năm 2019 với 920 người tham gia cho thấy béo phì gây ra chứng tiểu không tự chủ ở cả nam và nữ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng béo phì gây bàng quang tăng hoạt ở phụ nữ nhưng điều này không xảy ra ở nam giới. (2)

Một nghiên cứu vào năm 2019 trên 14.135 người trưởng thành cho thấy những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30 có nguy cơ bị tiểu đêm cao hơn, bất kể độ tuổi hay giới tính. (3)

Giảm cân có làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt không?

Giảm cân bằng cách thay đổi lối sống, ví dụ như thay đổi chế độ ăn, có thể làm giảm áp lực lên bàng quang và giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Giảm cân nhờ phẫu thuật cũng có tác động tích cực đến chứng bàng quang tăng hoạt.

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy rằng giảm cân nhờ điều chỉnh lối sống như ăn kiêng và tập thể dục giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy bằng chứng chỉ ra rằng giảm cân giúp cải thiện các triệu chứng tiểu không tự chủ do tăng áp lực.

Một tổng quan nghiên cứu khác vào năm 2018 cho thấy giảm cân đáng kể giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Nhưng các tác giả của tổng quan nghiên cứu cũng lưu ý rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xem liệu giảm cân ít có mang lại lợi ích tương tự hay không.

Các nguyên nhân khác gây bàng quang tăng hoạt

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt. Bàng quang tăng hoạt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân cùng lúc. Ngoài thừa cân hoặc béo phì, các nguyên nhân khác gây ra hội chứng bàng quang tăng hoạt còn có:

  • Tuổi cao
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Đồ uống có cồn hoặc caffeine
  • Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi và thuốc trị tiểu đường
  • Mang thai
  • Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh
  • Tổn thương thần kinh do chấn thương hoặc bệnh tật
  • Sỏi bàng quang
  • Ung thư bàng quang

Ngăn ngừa bàng quang tăng hoạt

Đối với những người bị thừa cân hoặc béo phì, cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc điều trị bàng quang tăng hoạt là giảm cân. Việc giảm cân khi bị béo phì sẽ không đơn giản. Nếu cần thiết, bạn có thể đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả.

Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập cardio là một cách hiệu quả để giảm cân. Ngoài ra, nên tập các bài tập cơ sàn chậu (bài tập Kegel) hàng ngày để tăng cường cơ sàn chậu và giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Các cách khác để phòng ngừa và kiểm soát bàng quang tăng hoạt gồm có:

  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu gấp và tiểu không tự chủ.
  • Hạn chế hoặc tránh caffeine và rượu bia: Những chất này có thể làm tăng tần suất đi tiểu.
  • Hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm, đồ uống gây kích thích bàng quang như nước ngọt có ga, trái cây họ cam quýt, thực phẩm nhiều vitamin C, đồ muối chua, đồ ăn cay,… Những thực phẩm, đồ uống này có thể làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên theo dõi chế độ ăn và các triệu chứng để xác định loại thực phẩm cần tránh.
  • Kiểm soát các bệnh lý làm trầm trọng thêm chứng bàng quang tăng hoạt như bệnh tiểu đường.

Tóm tắt bài viết

Thừa cân và béo phì làm tăng áp lực lên bàng quang, điều này gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt, gồm có tiểu gấp, tiểu nhiều lần và rò rỉ nước tiểu.

Ở những người bị béo phì hoặc thừa cân, giảm cân có thể giúp làm giảm nguy cơ hoặc cải thiện bàng quang tăng hoạt. Các cách khác để giảm nguy cơ bàng quang tăng hoạt là bỏ thuốc lá, tập các bài tập tăng cường sàn chậu, tránh đồ ăn, thức uống gây kích thích bàng quang và kiểm soát các bệnh lý ảnh hưởng đến bàng quang.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: liên hệ
Tin liên quan
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Các tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt vào ban đêm
Các tư thế ngủ giúp giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt vào ban đêm

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - bàng quang tăng hoạt) là một nhóm các triệu chứng về tiết niệu, trong đó nổi bật nhất là tiểu gấp – tình trạng đột ngột buồn tiểu dữ dội. Đây là một vấn đề phổ biến. Ước tính có khoảng 16% dân số thế giới bị bàng quang tăng hoạt, tỷ lệ mắc ở nam giới và nữ giới là tương đương nhau.

Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt cho phụ nữ

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là tình trạng buồn tiểu liên tục hoặc tiểu gấp, khó kiểm soát. Tình trạng này làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và còn khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái. Bàng quang tăng hoạt còn có thể gây tiểu không tự chủ. Có một số liệu pháp và bài tập có thể giúp tăng cường cơ bàng quang và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Hai trong số những phương pháp phổ biến là bài tập Kegel và rèn luyện bàng quang.

Lợi ích của bài tập Kegel đối với bàng quang tăng hoạt
Lợi ích của bài tập Kegel đối với bàng quang tăng hoạt

Rối loạn chức năng của các dây thần kinh và cơ xung quanh bàng quang có thể dẫn đến kiểm soát bàng quang kém, tiểu không tự chủ và bàng quang tăng hoạt (OAB). Bàng quang tăng hoạt là tình trạng các cơ bàng quang co bóp một cách không tự chủ, điều này gây buồn tiểu liên tục, tiểu gấp và có thể là cả rò rỉ nước tiểu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây