1

Chất làm ngọt nhân tạo aspartame có an toàn với người bệnh tiểu đường không?

Chúng ta đều biết rằng người mắc bệnh tiểu đường phải hạn chế tiêu thụ đường. Do đó, nhiều người đã phải sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo để tạo vị ngọt cho đồ ăn, thức uống thay cho đường. Một trong những loại chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng khá phổ biến là aspartame.
Chất làm ngọt nhân tạo aspartame có an toàn với người bệnh tiểu đường không? Chất làm ngọt nhân tạo aspartame có an toàn với người bệnh tiểu đường không?

Aspartame là một chất làm ngọt có lượng calo thấp, ngọt hơn đường khoảng 200 lần nhưng chứa chưa đầy 4 calo trong mỗi gram. Aspartame là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Aspartame là gì?

Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo có màu trắng, không mùi, chứa hai axit amin là axit L-aspartic và L-phenylalanine. Hai axit amin này cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác.

Aspartame được sử dụng trong nhiều loại đồ ăn, đồ uống chế biến sẵn và cũng được bán riêng để mọi người có thể mua về và dùng để tạo vị ngọt cho các món ăn.

Aspartame đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng làm chất làm ngọt trong thực phẩm. Theo FDA, có hơn 100 nghiên cứu chứng minnh rằng aspartame an toàn cho sức khỏe, ngoại trừ những người bị phenylketon niệu - một rối loạn di truyền hiếm gặp. (1)

Aspartame được tiêu hóa nhanh chóng. Trong đường tiêu hóa, aspartame được phân hủy thành ba thành phần là metanol, axit aspartic và phenylalanine, sau đó được hấp thụ vào máu.

Nguồn gốc của aspartame

Aspartame được phát hiện một cách tình cờ vào năm 1965 bởi Jim Schlatter - một nhà hóa học nghiên cứu về phương pháp điều trị viêm loét dạ dày.

Vào năm 1981, FDA cho phép sử dụng aspartame trong thực phẩm chế biến sẵn như kẹo cao su và ngũ cốc ăn liền. FDA cũng cho phép aspartame được bán trên thị trường để mọi người có thể mua về và sử dụng trong nấu ăn, pha chế.

Vào năm 1983, FDA cho phép sử dụng aspartame trong các loại đồ uống có ga, chẳng hạn nhọ nước ngọt có ga dành cho người ăn kiêng. Cơ quan này cũng tăng lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (ADI) đối với aspartame lên 50 mg/kg.

Vào năm 1996, aspartame được FDA cho phép sử dụng trong tất cả các loại thực phẩm, đồ uống.

Các nghiên cứu và phân tích về aspartame không phát hiện thấy bất cứ tác dụng phụ nào. Vào năm 2002, một đánh giá an toàn về aspartame được công bố trên Tạp chí Regulatory Toxicology and Pharmacology kết luận rằng aspartame an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường cũng như trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Aspartame có làm tăng lượng đường trong máu không?

Aspartame có chỉ số đường huyết bằng 0. Chỉ số đường huyết (glycemic index) là thước đo ảnh hưởng của các loại thực phẩm đến lượng đường trong máu. Aspartame không chứa calo và carbohydrate.

Theo FDA, lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (acceptable daily intake – ADI)* của aspartame là 50mg cho mỗi kg khối lượng cơ thể. Mức này thấp hơn 100 lần so với lượng aspartame được phát hiện là gây hại cho sức khỏe trong các nghiên cứu trên động vật.

* Lượng ăn vào hàng ngày có thể chấp nhận được (acceptable daily intake – ADI) là lượng phụ gia thực phẩm được ước tính có thể tiêu thụ hàng ngày mà không gây hại cho sức khỏe.

Aspartame đã được nghiên cứu rộng rãi. Dữ liệu hiện tại từ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng aspartame không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hay mức insulin trong cơ thể. Mặc dù vậy nhưng việc sử dụng aspartame vẫn còn gây tranh cãi và một số chuyên gia y tế cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để kiểm chứng tính an toàn của chất làm ngọt này.

Aspartame có gây hại gì cho người bệnh tiểu đường không?

Chưa có bằng chứng nào cho thấy aspartame gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đọc thông tin dinh dưỡng trên nhãn các loại thực phẩm có chứa aspartame. Các thành phần khác trong những thực phẩm này có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Một ví dụ điển hình là các loại bánh có dán nhãn “không đường”. Mặc dù được làm ngọt bằng aspartame thay cho đường nhưng những sản phẩm này lại có chứa bột mì trắng – một thành phần làm tăng lượng đường trong máu.

Các loại thực phẩm và đồ uống có chứa aspartame khác, chẳng hạn như nước ngọt có ga dành cho người ăn kiêng, còn có thể chứa các chất phụ gia hóa học mà người bệnh tiểu đường nên tránh.

Lợi ích của aspartame đối với người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng và ít carbohydrate đơn giản là điều rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Lựa chọn những thực phẩm và đồ uống được làm ngọt bằng aspartame sẽ giúp người bệnh tiểu đường vẫn có thể thưởng thức đồ ngọt mà không làm tăng lượng đường trong máu.

Tóm tắt bài viết

Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo có lượng calo thấp đã được nghiên cứu rộng rãi trong suốt nhiều năm qua. Aspartame đã được chứng minh là an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy nhưng việc sử dụng aspartame hiện vẫn đang gây tranh cãi. Nếu không yên tâm, bạn có thể trao đổi với bác sĩ xem có thể sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống chứa aspartame hay không.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: an toàn, nhân tạo
Tin liên quan
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng có an toàn cho người bị tiểu đường không?
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng có an toàn cho người bị tiểu đường không?

Cho dù mục đích là giảm cân hay kiểm soát bệnh tiểu đường thì việc cắt giảm lượng đường vào cơ thể cũng là một điều cần thiết. Thay nước ngọt thông thường bằng nước ngọt dành cho người ăn kiêng là một cách hữu hiệu để giảm bớt lượng đường trong chế độ ăn uống. Đồ uống không calo sẽ là lựa chọn tốt hơn so với các loại có đường và có nhiều loại chất làm ngọt an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường.

Mật ong hay đường kính trắng: Chất làm ngọt nào an toàn hơn cho bệnh tiểu đường?
Mật ong hay đường kính trắng: Chất làm ngọt nào an toàn hơn cho bệnh tiểu đường?

Các chất làm ngọt thường được thêm vào đồ ăn, thức uống như đường kính trắng và mật ong nằm gần đầu danh sách các loại thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đường kính trắng và mật ong đến lượng đường trong máu là khác nhau.

Rượu đường erythritol có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?
Rượu đường erythritol có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?

Erythritol là một loại rượu đường (sugar alcohol). Mặc dù tên gọi như vậy nhưng erythritol không phải một loại đường và cũng không phải rượu. Rượu đường là nhóm chất làm ngọt ít calo được sử dụng trong nhiều loại đồ ăn, thức uống khác nhau, từ kẹo cao su cho đến nước giải khát đóng chai. Erythritol có vị ngọt gần như đường và không có calo.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây