1

Các biến chứng của bênh suy thận mạn

Nêu không được điều trị, tình trạng suy giảm chức năng thận nó có thể dẫn đến biến chứng ở các vùng khác trên cơ thể.
Các biến chứng của bênh suy thận mạn Các biến chứng của bênh suy thận mạn

Suy thận mạn là một bệnh tiến triển, có nghĩa là chức năng thận sẽ ngày càng suy giảm theo thời gian. Giai đoạn đầu của suy thận mạn thường không có triệu chứng nhưng càng sang những giai đoạn sau thì các triệu chứng sẽ càng xuất hiện nhiều và nghiêm trọng hơn.

Mặc dù không có cách chữa khỏi suy thận mạn nhưng điều trị đúng cách sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Nếu không được kiểm soát tốt, suy thận mạn có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Các biến chứng của suy thận mạn

Tình trạng suy giảm chức năng thận nó có thể dẫn đến biến chứng ở các vùng khác trên cơ thể.

Một số biến chứng phổ biến của suy thận mạn gồm có:

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy. Người bị suy thận mạn có nguy cơ thiếu máu do thận không tạo đủ erythropoietin (EPO) – một loại hormone thúc đẩy sự sản sinh hồng cầu. Thiếu máu cũng có thể xảy ra do sự thiếu hụt chất sắt, vitamin B12 và folate.

Chạy thận nhân tạo – một phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối – cũng có thể gây thiếu máu do khiến người bệnh bị mất máu.

Thiếu máu khiến cho các cơ quan và mô trong cơ thể không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Các cơ quan quan trọng như tim và não bộ có thể bị tổn hại. Thiếu máu còn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm chức năng thận.

Yếu xương

Suy thận mạn có thể dẫn đến lượng canxi thấp và lượng phốt pho cao (tăng phốt phát máu), những điều này sẽ khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy.

Người bệnh suy thận mạn còn có thể gặp các triệu chứng khác do sự thay đổi nồng độ các khoáng chất như:

  • Co thắt cơ
  • Tê miệng, châm chích
  • Ngứa ngáy

Giữ nước

Giữ nước là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều nước. Điều này dẫn đến sưng phù chân tay, tăng huyết áp và tích tụ dịch trong phổi (phù phổi).

Bệnh gout

Bệnh gout (gút) là một loại viêm khớp xảy ra do axit uric tích tụ trong khớp. Axit uric thường được thận lọc khỏi máu và bài tiết vào nước tiểu. Khi thận không hoạt động tốt, axit uric trong máu sẽ tăng cao và tích tụ lại thay vì được đào thải ra khỏi cơ thể. Người bị bệnh gout cần điều trị bằng thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống mà điều quan trọng nhất là phải tránh các loại thực phẩm có chứa purin (purin được cơ thể phân hủy thành axit uric), ví dụ như:

  • Cá và hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ
  • Thịt đỏ
  • Nội tạng
  • Các loại đậu

Bệnh tim mạch

Suy thận có nghĩa là thận không thể lọc chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu một cách hiệu quả. Điều này làm tăng lượng chất lỏng trong máu, dẫn đến tăng huyết áp, gây tổn thương tim và các mạch máu.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc suy thận mạn, đặc biệt là ở những người phải lọc máu. Bệnh tim mạch sẽ làm giảm sự lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Cao huyết áp (tăng huyết áp)

Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu tác động lên thành mạch tăng cao. Cao huyết áp có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận. Mặt khác, suy giảm chức năng dẫn đến tích nước và điều này sẽ khiến huyết áp càng tăng cao.

Tăng kali máu

Thận bị tổn thương sẽ không thể lọc lượng kali dư thừa khỏi máu một cách hiệu quả và dẫn đến kali tích tụ trong máu. Tăng kali máu có thể ảnh hưởng đến chức năng tim.

Những người bị suy thận cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều kali.

Toan chuyển hóa

Khi thận lọc máu kém hiệu quả, lượng axit trong máu sẽ tăng lên và điều này làm thay đổi độ pH của máu. Mất cân bằng pH máu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận và dẫn đến các vấn đề như loãng xương, giảm khối cơ và rối loạn nội tiết.

Tăng azote máu

Tăng azote máu là tình trạng tích tụ chất thải trong máu. Đây là dấu hiệu cho thấy thận đang bị tổn thương nghiêm trọng và thường xảy ra ở các giai đoạn sau của bệnh suy thận mạn. Tăng azote máu gây ra các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Chân không yên
  • Rối loạn giấc ngủ

Hệ miễn dịch suy yếu

Những người bị suy thận mạn dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh hơn vì suy thận mạn làm giảm chức năng miễn dịch. Người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tật, ví dụ như:

  • Tiêm chủng đầy đủ
  • Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh
  • Không ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận

Suy thận mạn giai đoạn cuối

Suy thận mạn giai đoạn cuối là khi chức năng thận chỉ còn dưới 15% so với bình thường. Lúc này, khả năng lọc máu của thận không còn đáp ứng kịp tốc độ tạo ra chất thải của cơ thể. Ở giai đoạn cuối, người bệnh cần phải lọc máu hoặc ghép thận để tiếp tục sống.

Cường tuyến cận giáp thứ phát

Người bệnh có thể bị cường tuyến cận giáp nếu nồng độ canxi trong máu quá thấp. Cường tuyến cận giáp gây ra các triệu chứng như:

  • Sưng khớp
  • Loãng xương, xương dễ gãy, biến dạng
  • Ngứa dữ dội
  • Vết thương chậm lành

Biến chứng về thần kinh

Những người bị suy thận mạn có nguy cơ gặp phải các bệnh mạch máu não như đột quỵ. (1)

Những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối hoặc đang phải lọc máu có nguy cơ cao mắc các bệnh như:

  • Suy giảm nhận thức
  • Sa sút trí tuệ
  • Đột quỵ, gồm có đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết hoặc đột quỵ thầm lặng
  • Tiên lượng về lâu dài kém sau đột quỵ
  • Động kinh
  • Rối loạn vận động, ví dụ như bệnh Parkinson

Tuy nhiên, các biến chứng về thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của suy thận mạn.

Biến chứng thứ phát của suy thận mạn

Trầm cảm là một vấn đề khá phổ biến ở những người mắc các bệnh mạn tính như suy thận mạn.

Nghiên cứu cho thấy những người bị suy thận mạn không lọc máu có tỷ lệ bị trầm cảm cao gấp ba lần so với dân số nói chung. Trầm cảm cũng xảy ra phổ biến ở những người phải lọc máu. (2)

Trầm cảm có thể là do những thay đổi về tâm lý xã hội và sinh học xảy ra trong quá trình lọc máu. Những người bị suy thận mạn và trầm cảm có chất lượng cuộc sống kém hơn, tiên lượng xấu hơn và nguy cơ tử vong cao hơn so với người không bị trầm cảm.

Các biến chứng thứ phát khác của suy thận mạn gồm có:

  • Nhiễm trùng da do gãi nhiều
  • Đau khớp, xương và cơ
  • Tổn thương thần kinh
  • Tích tụ dịch xung quanh phổi (tràn dịch màng phổi)
  • Suy gan
  • Rối loạn giấc ngủ

Phòng ngừa biến chứng của suy thận mạn

Dù ở giai đoạn nào của suy thận mạn, người bệnh cũng cần phải tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ.

Không có cách nào có thể chữa khỏi suy thận mạn và khôi phục chức năng thận nhưng điều trị tốt sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Người bệnh nên xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe phát sinh. Xét nghiệm albumin nước tiểu và độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) là hai xét nghiệm chính giúp theo dõi chức năng thận.

Người bệnh cũng cần kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tiểu đường, cholesterol cao hoặc thừa cân.

Một số cách khác để giảm nguy cơ gặp phải biến chứng của suy thận mạn:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, tránh các loại thực phẩm gây hại cho thận như thực phẩm nhiều muối
  • Ăn uống cân bằng, đủ chất để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Không hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc
  • Hạn chế căng thẳng, lo âu. Nếu có các dấu hiệu trầm cảm thì hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định

Thận trọng khi dùng thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc không kê đơn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây hại cho thận. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng một loại thuốc mới.

Điều trị biến chứng của suy thận mạn

Điều trị các biến chứng của suy thận mạn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị, một số biến chứng của bệnh suy thận mạn có thể đe dọa đến tính mạng.

Thiếu máu

Điều trị thiếu máu sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn. Các phương pháp điều trị thiếu máu gồm có:

  • Thuốc kích thích tạo hồng cầu để giúp cơ thể tạo ra nhiều hồng cầu hơn
  • Bổ sung sắt
  • Truyền máu

Cao huyết áp

Các phương pháp điều trị cao huyết áp gồm có:

  • Ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Tập thể dục đều đặn
  • Dùng thuốc hạ huyết áp

Các biến chứng khác

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào biến chứng cụ thể, triệu chứng và nguyên nhân.

Nếu bị suy thận mạn giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ phải lọc máu hoặc ghép thận.

Khi nào cần đi khám?

Bệnh nhân suy thận mạn cần tái khám đầy đủ và đi khám ngay khi có các triệu chứng mới hoặc triệu chứng hiện tại trở nặng.

Phải lập tức đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng dưới đây:

  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim

Đó có thể là những dấu hiệu của một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng cần được can thiệp điều trị khẩn cấp.

Tóm tắt bài viết

Suy thận mạn có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Điều quan trọng là phải đi khám ngay khi có triệu chứng mới hoặc triệu chứng tăng nặng. Kiểm soát tốt suy thận mạn sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Hầu hết các biến chứng của suy thận mạn đều có thể được điều trị và kiểm soát để ngăn ngừa các vấn đề nguy hiểm.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: biến chứng
Tin liên quan
Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn
Các giai đoạn của bệnh suy thận mạn

Suy thận mạn gồm có 5 giai đoạn, bắt đầu từ tình trạng thận chỉ bị tổn thương nhẹ cho đến chức năng thận bị giảm nghiêm trọng, không còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Các phương pháp điều trị như dùng thuốc và lọc máu có thể ngăn suy thận mạn giai đoạn đầu tiến triển đến giai đoạn cuối.

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận

Bệnh tiểu đường, trầm cảm và suy thận là những bệnh lý riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ với nhau. Các bệnh lý này có thể xảy ra cùng lúc.

Mối liên hệ giữa bệnh đa u tủy và suy thận
Mối liên hệ giữa bệnh đa u tủy và suy thận

Suy thận là một biến chứng phổ biến của bệnh đa u tủy. Phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đến thận. Có nhiều phương pháp để ngăn ngừa và điều trị tổn thương thận do ung thư gây ra.

Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc dịch thừa và chất thải ra khỏi máu. Chất thải này sau đó sẽ đi ra ngoài theo nước tiểu. Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị giảm hoặc mất hoàn toàn trong thời gian dài, có thể là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Theo thời gian, chất thải và dịch sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thận mạn tính.

Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận cấp tính còn được gọi là tổn thương thận cấp, có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh thận mạn tính và những người có chức năng thận bình thường. Chức năng thận có thể suy giảm chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đến vài tuần.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây