1

Tái tạo răng sâu, sứt mẻ, gãy vỡ

Răng không có khả năng tự chữa lành. May mắn thay, các bác sĩ nha khoa có rất nhiều cách để tái tạo răng bị hư hỏng do chấn thương, bệnh tật hoặc thói quen vệ sinh răng miệng kém.
Tái tạo răng sâu, sứt mẻ, gãy vỡ Tái tạo răng sâu, sứt mẻ, gãy vỡ

Các phương pháp tái tạo răng hoạt động như thế nào?

Chìa khóa để tái tạo răng hiệu quả là tìm ra nguyên nhân khiến răng bị gãy trước khi quyết định chỉnh sửa nó bằng cách nào nào. “Nếu răng yếu do mọc lộn xộn, tật nghiến răng, và mòn răng hoặc do axit, thì dán composite, dán veneer, hoặc bọc răng sứ không phải là cách giải quyết triệt để”. Bác sĩ Tâm chỉ ra rằng cần thiết lập các biện pháp phòng ngừa để tránh răng hư hỏng thêm. Ví dụ, nếu răng của bạn dễ bị sứt mẻ, bạn nên đi kiểm tra để chắc chắn rằng tình trạng đó không phải là hậu quả của một vấn đề lớn hơn (vấn đề về khớp cắn hoặc nghiến răng vô thức).

Hầu hết các vấn đề về răng đều có thể khắc phục được, điều quan trọng là hỏi bác sĩ về các biện pháp để ngăn ngừa tổn thương răng trong tương lai. Các vật liệu trám răng không bao giờ tốt bằng răng ban đầu.

Dưới đây là cách mà các vấn đề nha khoa phổ biến được chỉnh sửa.

Tái tạo răng sâu

Sâu răng là một bệnh tiến triển gây ra khi lớp men răng bị tổn thương và răng tiếp xúc với vi khuẩn có hại. Sâu răng để lại những đốm đen hoặc những lỗ hổng vĩnh viễn trên răng.

Lớp men răng không có các tế bào sống, vì thế, không giống xương, men răng không thể phát triển trở lại hoặc không tự chữa lành. Tuy nhiên, men răng suy yếu có thể “phục hồi” ở một vài mức độ nào đó, bằng cách cải thiện hàm lượng chất khoáng thông qua việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng có chứa Flouride. Mặc dù kem đánh răng và nước súc miệng không bao giờ “tái sinh” răng được, nhưng chúng góp phần vào quá trình “bù khoáng” và giúp củng cố men răng, chống lại sự phá hủy trong tương lai”.

Bù khoáng có thể giúp phòng ngừa sâu răng, nhưng khi sâu răng chạm tới lớp ngà răng (nằm dưới lớp men răng), nha sĩ sẽ trám răng để sửa chữa tổn thương. Trong suốt quy trình, nha sĩ sẽ làm sạch các vết sâu răng ở trong hố sâu răng (thường sử dụng máy khoan), sau đó, dùng vật liệu trám răng để thay thế vào vùng sâu răng.

Nếu răng sâu bị vỡ, mất nhiều cấu trúc răng, bác sĩ sẽ khuyên bạn bọc răng sứ. Mão răng được bọc ở bên ngoài cùi răng thật, giúp răng chắc khỏe hơn và cải thiện vẻ ngoài của răng.

Nếu sâu răng đến tận tủy răng (mô mềm bên trong răng) thì cần thiết phải rút tủy. Bác sĩ sẽ loại bỏ tủy bị viêm/nhiễm trùng, làm sạch và định hình lại bên trong răng, sau đó lấp đầy và trám bít khoảng trống. Tùy thuộc vào vị trí của răng, bạn có thể cần bọc răng hoặc các phương pháp phục hình khác trên răng để nó có thể hoạt động bình thường như các răng khác.

Tái tạo men răng

Mặc dù các tổn thương nhỏ trên men răng có thể được phục hồi bằng cách “bù khoáng”, nhưng các tổn thương tiến triển hơn đòi hỏi các biện pháp khắc phục tiên tiến hơn.

Các khuyết điểm nhỏ trên men răng thường được che lấp bởi kỹ thuật dán composite thẩm mỹ, trong đó, nhựa composite có màu trùng với màu răng, được gắn lên răng hoặc được sử dụng để lấp đầy vết nứt, sứt mẻ.

Đối với các khuyết điểm lớn hơn, bạn có thể cân nhắc phương pháp dán sứ veneer, mang lại “nụ cười mới” và hài hòa với các răng lân cận. Veneer là một lớp mỏng bằng sứ hoặc vật liệu nhựa, được thiết kế phù hợp với mặt ngoài của răng.

Tái tạo răng nứt vỡ

Răng có thể bị sứt mẻ, nứt gãy vì một số lý do - chẳng hạn như bị đánh vào miệng hoặc sở thích nhai đá lạnh. Những người có thói quen nghiến răng thường dễ gặp phải vấn đề này. Khi vết nứt thâm nhập qua lớp men răng, răng cần được điều trị.

  • “Craze line” là các vết nứt nhỏ, vô hại, chỉ ảnh hưởng đến men răng. Nếu bạn không thích vẻ ngoài đó, có thể dán composite hoặc veneer để che giấu chúng.
  • Răng sứt mẻ xảy ra khi một mảnh men răng bị vỡ ra, không cần điều trị nếu mảnh vỡ nhỏ; bác sĩ nha khoa có thể đánh bóng bề mặt để làm mịn cạnh răng bị thô, kỹ thuật này được gọi là “đường viền thẩm mỹ”. Ngoài ra, bác sĩ cũng sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào. Nếu chiếc răng sứt mẻ nằm trong “vùng vười” thì dán composite là giải pháp phổ biến và rẻ tiền. Nếu răng bị sứt mẻ lớn hơn, có thể cần bọc răng sứ để che phủ.
  • Răng gãy vỡ: trong một số trường hợp, vật liệu trám răng có thể được dùng để tái tạo răng. Tuy nhiên, nếu răng vỡ nhiều hoặc bị hư hỏng đến mức trám răng không khôi phục được chức năng tự nhiên của răng thì bọc răng sứ có thể là một giải pháp tuyệt vời. Nếu bị gãy vỡ vào tận tủy răng, bác sĩ sẽ rút tủy răng và chụp mão răng lên trên cùi răng thật. Nếu bị gãy phần lớn thân răng, răng không thể điều trị được và cần phải nhổ bỏ, sau đó trồng răng implant thay thế.

Mẹo: Răng trải qua điều trị rút tủy trở nên yếu hơn các răng khác và có nhiều nguy cơ gãy vỡ. Những người từng có 1 chiếc răng bị gãy vỡ sẽ có khả năng có thêm một vài răng khác như vậy. Nếu bạn nghi ngờ có răng bị nứt gãy - triệu chứng bao gồm đau từng cơn khi ăn nhai cho đến đau đột ngột khi răng tiếp xúc với đồ ăn uống quá nóng hoặc quá lạnh – bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt. Răng càng được điều trị sớm, kết quả nhận được càng tốt đẹp.

  • Răng nứt đôi chia thành 2 phần, thường là kết quả của một chiếc răng nứt gãy không được điều trị. Một chiếc răng chẻ đôi không thể giữ được nguyên vẹn, nhưng, tùy thuộc vào vị trí và mức độ của vết nứt, nha sĩ có thể giữ lại một phần của răng.

Tái tạo răng bị bật ra khỏi xương ổ răng

Một chiếc răng bị văng ra ngoài (do ngã xe, chấn thương, hoặc đánh đấm,…) có thể được cứu vãn nếu bạn hành động nhanh chóng. Răng sẽ bị chết trong vòng 15 phút kể từ lúc bật ra ngoài – và mặc dù các dây thần kinh xung quanh (dây chẳng nha chu), chân răng, mạch máu nuôi dưỡng và các mô nâng đỡ không thể tái tạo, nhưng xương có thể gắn lại vào chân răng, nếu răng được đưa trở lại đúng chỗ và kịp thời. Có khoảng 30 phút để điều này xảy ra. Dưới đây là những gì cần phải làm.

  • Nhặt chiếc răng bị rơi ra ngoài, chú ý Cầm vào phần thân răng, không cầm vào chân răng (phần nhỏ hơn).
  • Rửa nhẹ nhàng bằng nước (nếu bẩn).
  • Ngay lập tức đặt nó lại vào lỗ chân răng – nơi mà răng được giữ ẩm (hoặc ngâm vào dung dịch sữa tươi không đường).
  • Đến phòng khám nha khoa hoặc phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bọc răng sứ Zirconia
Bọc răng sứ Zirconia

Bọc răng sứ Zirconia dần phổ biến hơn với nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn một số hạn chế mà bạn cần cân nhắc.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền?
  •  6 năm trước
  •  17 trả lời
  •  2199 lượt xem

Mức giá trung bình của thẩm mỹ bọc răng sứ là bao nhiêu? Tôi đang có nhu cầu chỉnh sửa lại hàm răng cho trắng và đều hơn.

Răng lắp tạm bị long ra, có cần gắn lại cho đến khi gặp được bác sĩ không?
  •  5 năm trước
  •  21 trả lời
  •  11227 lượt xem

Phải hai ngày nữa tôi mới gặp được bác sĩ để gắn mão răng vĩnh viễn (răng giả cố định). Vậy tôi có cần dùng keo để gắn lại mão răng lắp tạm (răng giả tạm thời), chờ đến khi có mão vĩnh viễn, hay cứ để như vậy?

Các sản phẩm tẩy trắng răng có tác dụng với răng sứ và miếng trám không?
  •  5 năm trước
  •  7 trả lời
  •  1595 lượt xem

Liệu có thể tẩy trắng răng khi đã bọc răng sứ hoặc trám răng không?

Quá trình bọc răng sứ mất bao nhiêu thời gian?
  •  5 năm trước
  •  11 trả lời
  •  3774 lượt xem

Theo tôi biết thì bọc răng sứ cần 2 buổi hẹn. Buổi đầu tiên là chuẩn bị răng, và buổi thứ 2 là lắp răng. Vậy cần bao nhiêu thời gian để chuẩn bị răng, lấy khuôn răng, lắp răng giả tạm thời và lắp răng sứ vĩnh viễn trong quy trình thẩm mỹ này?

Bọc răng sứ có làm cho lợi bị đen không?
  •  5 năm trước
  •  17 trả lời
  •  1323 lượt xem

Tôi đã rút tủy cho răng cửa 10 năm trước và bây giờ răng đã bị đổi màu. Tôi sắp bọc răng sứ nhưng còn đang phân vân không biết đó có phải là giải pháp tốt nhất hay không. Tôi có nên để răng như vậy không? Tôi đã thấy nhiều người bị đen viền lợi (cổ chân răng) sau khi bọc. Hiện tượng đen viền lợi này có phải là do răng sứ hay mặt dán sứ veneer gây ra không?

Video có thể bạn quan tâm
SAU 2 NĂM LÀM RĂNG SỨ THẨM MỸ TẠI SHINBI, ĐẾN KIỂM TRA LẠI TÌNH TRẠNG RĂNG VẪN ĐẸP NHƯ MỚI LÀM SAU 2 NĂM LÀM RĂNG SỨ THẨM MỸ TẠI SHINBI, ĐẾN KIỂM TRA LẠI TÌNH TRẠNG RĂNG VẪN ĐẸP NHƯ MỚI LÀM 00:46
SAU 2 NĂM LÀM RĂNG SỨ THẨM MỸ TẠI SHINBI, ĐẾN KIỂM TRA LẠI TÌNH TRẠNG RĂNG VẪN ĐẸP NHƯ MỚI LÀM
 Năm 2017, cô Đinh Thị Thanh Mai có đến Shinbi thực hiện ca làm răng sứ thẩm mỹ để giải quyết các khuyết điểm của hàm răng:❌ Răng bị nhiễm...
 4 năm trước
 7694 Lượt xem
Khách hàng nói gì sau khi làm RĂNG SỨ THẨM MỸ tại Nha Khoa Thẩm Mỹ BeDental Khách hàng nói gì sau khi làm RĂNG SỨ THẨM MỸ tại Nha Khoa Thẩm Mỹ BeDental 01:48
Khách hàng nói gì sau khi làm RĂNG SỨ THẨM MỸ tại Nha Khoa Thẩm Mỹ BeDental
Thay lời muốn nói với tất cả những quý khách hàng đang phân vân lựa chọn một nha_khoa_uy_tín để tiến hành "ĐỔI ĐỜI" HOÀN TOÀN NỤ CƯỜI của...
 4 năm trước
 5075 Lượt xem
Khánh Linh là ca sĩ tự do chuyên hát nhạc Bolero, cô sở hữu gương mặt bầu bĩnh, khuôn miệng đạt chuẩn nhưng Khánh Linh rất ít khi cười chỉ vì hàm răng xỉn màu của cô. Khánh Linh là ca sĩ tự do chuyên hát nhạc Bolero, cô sở hữu gương mặt bầu bĩnh, khuôn miệng đạt chuẩn nhưng Khánh Linh rất ít khi cười chỉ vì hàm răng xỉn màu của cô. 01:17
Khánh Linh là ca sĩ tự do chuyên hát nhạc Bolero, cô sở hữu gương mặt bầu bĩnh, khuôn miệng đạt chuẩn nhưng Khánh Linh rất ít khi cười chỉ vì hàm răng xỉn màu của cô.
 Chọn phương pháp thẩm mỹ răng sứ tại Nha khoa Gia Đình đã giúp Khánh Linh thay đổi hoàn toàn nụ cười.? Từ cười mỉm mà giờ đây cô ấy đã có...
 4 năm trước
 2376 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây