1

Tại sao cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng?

Nhiều người thắc mắc: “Tại sao niềng đã nắn thẳng răng rồi mà sau đó vẫn còn phải đeo hàm duy trì nữa?”.
Tại sao cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng? Tại sao cần đeo hàm duy trì sau khi niềng răng?

Sau khi đã trải qua suốt một thời gian dài đeo niềng răng thì bạn sẽ phải bước sang giai đoạn cuối cùng là đeo hàm duy trì. Mặc dù nhiều người không muốn nhưng đây vẫn là việc rất cần thiết vì là cách tốt nhất để bảo vệ kết quả mà bạn có được sau khi niềng răng.

Tại sao sau khi niềng răng còn phải đeo hàm duy trì nữa?

Nhiều người thắc mắc: “Tại sao niềng đã nắn thẳng răng rồi mà sau đó vẫn còn phải đeo hàm duy trì nữa?”. Mặc dù răng đã được dịch chuyển vào vị trí mong muốn nhưng lợi và xương vẫn phải cần thêm một thời gian nữa mới ổn định và thích nghi được với vị trí mới. Hàm duy trì được thiết kế với hình dạng y hệt như hàm răng mới của bạn để giúp giữ cho răng không bị chạy trở lại vị trí trước đây. Bằng cách đeo hàm duy trì, miệng, lợi và cấu trúc xương bên dưới răng sẽ được hỗ trợ thêm trong thời gian làm quen dần với vị trí mới, giúp giảm nguy cơ răng tiếp tục xô lệch và cần phải niềng răng lại.

Cần dùng loại hàm duy trì nào?

Có hai loại hàm duy trì được sử dụng phổ biến hiện này là loại hàm trong suốt có thể tháo lắp giống như máng bảo vệ răng và loại thứ 2 là hàm duy trì Hawley được làm bằng nhựa acrylic và dây kim loại. Cả hai đều có những ưu điểm riêng. Loại tháo lắp là lựa chọn phù hợp cho những người chỉ cần đeo hàm duy trì cả ngày lẫn đêm trong một thời gian ngắn ngay sau khi kết thúc quá trình niềng.

Còn hàm duy trì Hawley thường được sử dụng cho những người phải phẫu thuật hàm hoặc quá trình niềng răng phức tạp hơn. Loại hàm duy trì này có độ ổn định cao hơn so với hàm duy trì tháo lắp.

Cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Hầu hết bệnh nhân đều được hướng dẫn đeo hàm duy trì ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, thường là trong khi ngủ vào ban đêm. Tất nhiên, mỗi một người sẽ cần đeo hàm duy trì trong một thời gian khác nhau, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào mức độ phức tạp của từng trường hợp. Tốt nhất bệnh nhân nên đeo hàm duy trì trong ít nhất 24 tháng sau khi kết thúc niềng răng nhưng nếu có thể tiếp tục đeo lâu hơn thì càng có lợi. Trên thực tế, rất nhiều bác sĩ đều khuyên bệnh nhân nên đeo hàm duy trì vào ban đêm cho đến vĩnh viễn để bảo vệ kết quả lâu dài.

Sau một thời gian dài phải đeo niềng kim loại hoặc niềng răng trong suốt invisalign thì bạn sẽ không cảm thấy hàm duy trì gây khó chịu hay bất tiện gì cả. Hơn nữa, vì có thể tháo ra (và trong một số trường hợp chỉ phải đeo vào ban đêm) nên hàm duy trì sẽ không ảnh hưởng gì đến thói quen hàng ngày hay việc ăn uống, vệ sinh răng miệng của bạn.

Khi đã đầu tư một khoản không nhỏ cho việc nắn chỉnh răng thì đeo hàm duy trì vẫn là một cách rất đơn giản để giữ cho hàm răng luôn trong trạng thái như khi mới niềng xong.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Cách chăm sóc khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì

Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái
Invisalign: Giải pháp niềng răng tạo sự thoải mái

Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign
Bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài với niềng Invisalign

Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.

Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi
Invisalign: giải pháp niềng răng cho mọi lứa tuổi

Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.

Vệ sinh răng miệng dễ dàng và thuận tiện hơn với niềng invisalign
Vệ sinh răng miệng dễ dàng và thuận tiện hơn với niềng invisalign

Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
  •  5 năm trước
  •  4 trả lời
  •  2970 lượt xem

Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?

Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
  •  5 năm trước
  •  5 trả lời
  •  2224 lượt xem

Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?

Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
  •  5 năm trước
  •  3 trả lời
  •  2221 lượt xem

Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?

Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  11924 lượt xem

Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?

Độ tuổi niềng răng hiệu quả
  •  5 năm trước
  •  6 trả lời
  •  1721 lượt xem

Đến bao nhiêu tuổi thì không nên niềng răng nữa? Người trưởng thành niềng răng có vấn đề gì không?

Video có thể bạn quan tâm
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z 02:06
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NIỀNG RĂNG TỪ A - Z
Niềng răng được xem là giải pháp nắn chỉnh răng phổ biến & hiệu quả được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giớiXuất hiện rất sớm từ đầu thế kỷ 19, niềng...
 4 năm trước
 11215 Lượt xem
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại 04:48
Cơ chế hoạt động của niềng răng mắc cài kim loại
Sở dĩ chúng ta có thể di chuyển răng là vì răng không thực sự hợp nhất hay là một phần của cấu trúc xương mà chỉ được giữ bên trong xương hàm và bạn...
 4 năm trước
 6942 Lượt xem
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA 00:27
Mô phỏng quá trình NHỔ RĂNG tạo khoảng kéo hàm hô trong CHỈNH NHA
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 6303 Lượt xem
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG 00:48
HIỆU QUẢ CỦA CHUN LIÊN HÀM ĐỐI VỚI NIỀNG RĂNG
?Chun liên hàm là loại cao su y tế không mùi, không vị có độ đàn hồi tốt, được nha sĩ chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp niềng răng và trong 1...
 4 năm trước
 6053 Lượt xem
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng Thun buộc và dây ligature trong niềng răng 05:09
Thun buộc và dây ligature trong niềng răng
Video này Dr.Greg sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa các loại thun buộc có màu và dây buộc bằng thép.Dây cung có khả năng trở lại hình dạng ban đầu nên khi...
 4 năm trước
 5241 Lượt xem
Sử dụng chun trong chỉnh nha Sử dụng chun trong chỉnh nha 01:13
Sử dụng chun trong chỉnh nha
Nguồn: Nha khoa Thùy Anh
 5 năm trước
 4556 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây