1

Ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối: Điều trị và tiên lượng

Mặc dù ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối không còn khả năng chữa khỏi nhưng vẫn có các phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối: Điều trị và tiên lượng Ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối: Điều trị và tiên lượng

Ung thư biểu mô tế bào thận là gì?

Ung thư thận là bệnh ung thư bắt đầu ở các tế bào thận. Có nhiều loại ung thư thận và loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào thận. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ung thư thận nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào thận, gồm có:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Cao huyết áp
  • Bệnh thận đa nang

Bệnh càng được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng hiệu quả và khả năng chữa khỏi càng cao.

Các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào thận

Mặc dù ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối không còn khả năng chữa khỏi nhưng vẫn có các phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, nếu khối u nguyên phát có thể cắt bỏ và ung thư chưa lan rộng thì có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt thận triệt để. Ca phẫu thuật này sẽ cắt bỏ toàn bộ quả thận có khối u cùng với một số cấu trúc lân cận như mô mỡ, hạch bạch huyết.

Trong những trường hợp ung thư di căn, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u ở những vị trí khác trong cơ thể. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá xem việc cắt bỏ các khối u di căn có an toàn hay không.

Nếu như không thể phẫu thuật thì một giải pháp thay thế là nút mạch khối u. Phương pháp này chặn nguồn cấp máu đến khối u, nhờ đó làm cho khối u nhỏ lại hoặc ngừng phát triển và làm giảm các triệu chứng.

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, người bệnh có thể phải tiếp tục điều trị toàn thân, có nghĩa là điều trị ung thư khắp cơ thể. Điều này giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát.

Các phương pháp điều trị toàn thân cho bệnh ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối gồm có liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm trúng đích, xạ trị và hóa trị.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch hay là liệu pháp sinh học một phương pháp điều trị nhằm kích thích hệ miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này thường được sử dụng khi không thể điều trị ung thư biểu mô tế bào thận bằng phẫu thuật.

Tuy nhiên, không phải ai bị ung thư biểu mô tế bào thận cũng đáp ứng tốt với liệu pháp miễn dịch. Hơn nữa, liệu pháp miễn dịch có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch gồm có:

Thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch

Hệ miễn dịch có một hệ thống “điểm kiểm soát” (checkpoint) để phân biệt giữa tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư. Các loại thuốc ức chế điểm kiểm soát giúp hệ miễn dịch phát hiện các tế bào ung thư đang ẩn náu.

Nivolumab (Opdivo) là một loại thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch được sử dụng qua đường tĩnh mạch. Trong vài năm gần đây, loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư biểu mô tế bào thận.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra gồm có:

  • Phát ban
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Đau khớp
  • Đau bụng
  • Khó thở

Interleukin-2

Interleukin-2 (IL-2, Proleukin) là một bản sao nhân tạo của cytokine, loại protein kích hoạt hệ miễn dịch tấn công các tế bào ung thư.

Interleukin-2 được chứng minh là có thể chữa khỏi bệnh ung thư trong một số trường hợp. Tuy nhiên, Interleukin-2 có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được sử dụng ở những người có sức khỏe tốt.

Một nghiên cứu vào năm 2017 được thực hiện trên nam giới mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào thận tăng triển đã cho thấy tỷ lệ sống sót tăng lên sau khi sử dụng interleukin-2 liều cao.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Chảy máu
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Tụt huyết áp
  • Phù phổi (tích tụ dịch trong phổi)
  • Tổn thương thận

Interferon alpha

Interferon có đặc tính kháng virus, chống tăng sinh (ức chế sự phát triển của tế bào ung thư) và điều hòa miễn dịch (tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể). Interferon alpha có tác dụng ngăn cản các tế bào khối u phân chia và phát triển.

Interferon đôi khi được dùng kết hợp với các loại thuốc khác, chẳng hạn như bevacizumab (Avastin).

Các tác dụng phụ của interferon gồm có:

  • Buồn nôn
  • Các triệu chứng giống như cúm
  • Mệt mỏi

Hiện nay, interferon không còn được sử dụng phổ biến nữa mà đã được thay thế bằng liệu pháp nhắm trúng đích đơn chất.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp sử dụng các loại thuốc chỉ nhắm đến các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Có một số loại thuốc nhắm trúng đích được sử dụng cho bệnh ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối. Những loại thuốc này ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), nhờ đó ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Sự ra đời của các loại thuốc nhắm trúng đích này đã giúp kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Các nghiên cứu về liệu pháp nhắm trúng đích cho đến nay đều cho kết quả rất hứa hẹn và điều này là tiền đề để các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm ra các loại thuốc mới.

Một ví dụ về thuốc nhắm trúng đích điều trị ung thư biểu mô tế bào thận là bevacizumab (Avastin). Thuốc này ức chế VEGF và được dùng qua đường tĩnh mạch.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra gồm có:

  • Tiêu chảy
  • Sụt cân
  • Ngất xỉu
  • Chán ăn
  • Ợ nóng
  • Loét miệng

Một nhóm thuốc nhắm trúng đích khác là thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI), có tác dụng ngăn chặn sự phát triển mạch máu mới trong khối u. Nhóm thuốc này có dạng viên uống. Ví dụ về các loại thuốc ức chế tyrosine kinase gồm có:

  • sorafenib (Nexavar)
  • cabozantinib (Cabometyx)
  • pazopanib (Votrient)
  • sunitinib (Sutent)

Một số tác dụng phụ của TKI gồm có:

  • Tăng huyết áp
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau ở tay và chân

Thuốc ức chế mTOR

Thuốc ức chế rapamycin (mTOR) nhắm đến mTOR – loại protein thúc đẩy sự phát triển của ung thư biểu mô tế bào thận.

Một số loại thuốc ức chế mTOR gồm có:

  • temsirolimus (Torisel), dạng tiêm tĩnh mạch
  • everolimus (Afinitor), dạng viên uống

Một số tác dụng phụ của thuốc ức chế mTOR:

  • Phát ban
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Loét miệng
  • Sưng phù ở mặt hoặc chân
  • Lượng đường trong máu và cholesterol cao

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia phóng xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư nào còn sót lại.

Trong các trường hợp ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối, xạ trị thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng như đau đớn hoặc sưng phù. Loại điều trị này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ.

Một số tác dụng phụ của xạ trị gồm có:

  • Đau bụng
  • Đỏ da
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị truyền thống cho một số bệnh ung thư, trong đó sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.

Tuy nhiên, thuốc hóa trị không chỉ tiêu diệt mình tế bào ung thư. Những loại thuốc này tiêu diệt tất cả những tế bào đang phân chia nhanh chóng trong cơ thể, do vậy thuốc hóa trị còn giết chết cả các tế bào khỏe mạnh và gây ra nhiều tác dụng phụ.

Hóa trị thường không hiệu quả đối với bệnh ung thư biểu mô tế bào thận. Tuy nhiên, bác sĩ có thể vẫn đề nghị hóa trị nếu liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích không hiệu quả.

Thuốc hóa trị có cả dạng uống và dạng tiêm truyền tĩnh mạch. Người bệnh sẽ điều trị theo chu kỳ, có nghĩa là sẽ có thời gian nghỉ sau mỗi đợt dùng thuốc. Tần suất điều trị thông thường là một tháng hoặc vài tháng một lần.

Một số tác dụng phụ của hóa trị gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Lở miệng
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Rụng tóc
  • Chán ăn
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Các giai đoạn ung thư biểu mô tế bào thận

Một bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán ung thư là xác định giai đoạn bệnh. Ung thư biểu mô tế bào thận được chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ nhất và giai đoạn 4 là giai đoạn nghiêm trọng nhất.

Giai đoạn ung thư biểu mô tế bào thận được xác định dựa trên:

  • Kích thước của khối u ban đầu ở thận
  • Phạm vi lan rộng của tế bào ung thư từ khối u ban đầu đến vùng mô lân cận
  • Ung thư đã lan đến các cơ quan ở xa trong cơ thể hay chưa
  • Mức độ di căn

Các tiêu chí xác định ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối:

  • Khối u ban đầu ở thận có kích thước lớn, tế bào ung thư đã lan rộng khắp thận và vùng mô lân cận. Trong trường hợp này, các tế bào ung thư có thể đã hoặc chưa lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa. Trong trường hợp này, khối u ban đầu ở thận có thể có kích thước bất kỳ và tế bào ung thư có thể có hoặc không hiện diện ở vùng mô xung quanh thận.

Tiên lượng ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối

Tỷ lệ sống tương đối 5 năm của những người mắc ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn cuối là 12%. (1) .html Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Những người có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u di căn có tỷ lệ sống sót cao hơn và những người điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích sống lâu hơn so với những người không điều trị bằng phương pháp này.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 3: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Giai đoạn 3 là khi ung thư tuyến tiền liệt đã trở nên nghiêm trọng nhưng vẫn có thể điều trị được. Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt cũng được phân giai đoạn dựa trên mức độ tiến triển của bệnh.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Ở giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối, ung thư tuyến tiền liệt không còn giới hạn ở tuyến tiền liệt mà đã lan sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, người bệnh có nhiều triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược và các triệu chứng khác, tùy thuộc vào vị trí của khối u.

So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Những người mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu có thể không cần điều trị nhưng khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thì giám sát tích cực sẽ không còn phù hợp nữa mà phải tiến hành điều trị.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2: Triệu chứng, điều trị và tiên lượng

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có thể điều trị và là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ sống cao. Phát hiện ung thư ở giai đoạn 2 vẫn được coi là phát hiện sớm và tiên lượng sẽ tốt hơn so với những trường hợp phát hiện muộn hơn.

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối: Triệu chứng và điều trị
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối: Triệu chứng và điều trị

Khi bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển sang giai đoạn cuối, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và chán ăn thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây