1

Tiêm truyền vitamin C: Lợi ích và rủi ro

Vitamin C dạng tiêm truyền thường chỉ được sử dụng để khắc phục tình trạng thiếu vitamin C cho những người không thể bổ sung qua đường uống.
Tiêm truyền vitamin C: Lợi ích và rủi ro Tiêm truyền vitamin C: Lợi ích và rủi ro

Vitamin C là gì?

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống với nhiều vai trò quan trọng đối với chức năng miễn dịch của cơ thể, gồm có:

  • Đẩy nhanh tốc độ lành vết thương
  • Ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do
  • Kích thích sản sinh collagen
  • Tham gia vào quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh

Vitamin C có trong nhiều loại thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là:

  • Các loại quả họ cam quýt
  • Ớt chuông
  • Bông cải xanh
  • Dâu tây

Ngoài ra cũng có thể tăng lượng vitamin C cho cơ thể bằng cách dùng viên uống bổ sung.

Vitamin C còn có cả ở dạng tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm bắp (tiêm vào cơ) hoặc tiêm dưới da.

Mục đích cần tiêm vitamin C

Các sản phẩm bổ sung vitamin C thường được sử dụng để cải thiện sức khỏe tổng thể hoặc để tăng cường sức đề kháng. Các sản phẩm này cũng được dùng để khắc phục thiếu vitamin C.

Thiếu vitamin C có thể dẫn đến bệnh scorbut (hay còn gọi là scurvy). Các dấu hiệu đặc trưng của thiếu vitamin C gồm có:

  • Nướu sưng tấy và chảy máu chân răng
  • Mệt mỏi
  • Vết thương chậm lành
  • Đau nhức xương khớp
  • Răng lung lay, rụng răng
  • Xuất hiện các đốm màu đỏ ở lỗ chân lông trên da
  • Da khô ráp, nổi các sẩn nhỏ (dày sừng nang lông)

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của bệnh scorbut có thể xảy ra trong vòng một tháng cơ thể không được cung cấp đủ vitamin C (tiêu thụ dưới 10 mg vitamin C/ngày).

Ngày nay, bệnh scorbut không còn phổ biến như trước vì chế độ ăn uống đã đầy đủ chất dinh dưỡng và các loại rau củ quả rất đa dạng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này gồm có:

  • Môi trường ô nhiễm, khói bụi
  • Chế độ ăn không đa dạng thực phẩm
  • Có vấn đề về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Các sản phẩm vitamin C dạng tiêm truyền đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép đưa vào sử dụng để điều trị chứng thiếu hụt vitamin C và ngoài ra, các sản phẩm này còn được dùng để hỗ trợ điều trị vết thương nghiêm trọng do chấn thương hoặc bỏng.

Tuy nhiên, tiêm truyền vitamin C thường chỉ được thực hiện khi cần tăng nồng độ vitamin C trong máu một cách nhanh chóng hoặc khi không thể dùng các sản phẩm dạng uống do hấp thụ kém hay các lý do khác.

Sử dụng ngoài hướng dẫn (off-label)

“Off-label” có nghĩa là một loại thuốc được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích được phê chuẩn ban đầu. Ví dụ, ngoài mục đích chính là khắc phục sự thiếu hụt vitamin C, các sản phẩm tiêm truyền vitamin C đôi khi được sử dụng dưới hình thức “off-label” nhằm:

  • Hỗ trợ điều trị ung thư
  • Tăng cường sức khỏe
  • Cải thiện chức năng miễn dịch
  • Hỗ trợ giảm cân

Hỗ trợ điều trị ung thư

Ngay từ những năm 1970, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng truyền vitamin C liều cao vào tĩnh mạch cùng với thuốc điều trị ung thư có thể nâng cao hiệu quả điều trị. Việc truyền vitamin C qua đường tĩnh mạch có thể làm tăng nồng độ vitamin C trong cơ thể lên mức rất cao. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có thể phá hủy các tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Một số nghiên cứu còn cho thấy vitamin C có thể làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư.

Tuy nhiên, lợi ích tiềm năng của việc truyền vitamin C trong điều trị ung thư hiện vẫn chưa được khoa học chứng minh. Cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để xác định liệu truyền vitamin có thật sự có lợi cho phác đồ điều trị ung thư hay không.

Tăng cường sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch

Đôi khi, mục đích tiêm truyền vitamin C là để tăng cường sức khỏe tổng thể hoặc để cải thiện chức năng miễn dịch. Đối với nhiều người thì cách này sẽ thuận tiện hơn vì không cần phải nhớ uống vitamin C mỗi ngày.

Đúng là vitamin C có một số chức năng quan trọng trong cơ thể nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh lợi ích của việc uống hoặc tiêm truyền vitamin C đối với những người tiêu thụ đủ vitamin C trong chế độ ăn uống.

Các nghiên cứu khoa học chưa có kết luận về việc liệu vitamin C có thực sự làm giảm nguy cơ phát triển ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch, các vấn đề về mắt như thoái hóa điểm vàng hay ngăn ngừa cảm lạnh thông thường hay không.

Hỗ trợ giảm cân

Tiêm truyền vitamin C đôi khi được thực hiện như một biện pháp hỗ trợ giảm cân. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ở những người thiếu vitamin C, cơ thể đốt cháy calo và mỡ kém hiệu quả.

Điều này có nghĩa là để giảm cân, giãm mở thì cần phải cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, không có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin C qua đường uống hoặc tiêm truyền có tác dụng giảm cân.

Liều lượng

Liều tiêm truyền vitamin C để khắc phục tình trạng thiếu hụt thường là 200 mg/lần, thực hiện một lần mỗi ngày và trong tối đa một tuần.

Để đẩy nhanh tốc độ lành vết thương, liều tiêm truyền vitamin C thường là 1 gram/lần/ngày và thực hiện trong 5 đến 21 ngày, tùy mức độ nghiêm trọng.

Đối với các trường hợp sử dụng cho mục đích ngoài hướng dẫn (off-label) thì liều tiêm truyền vitamin C rất đa dạng, dao động trong khoảng từ 10 đến 100 gram. Tùy vào mục đích cụ thể mà có thể tiêm hàng ngày hoặc tiêm định kỳ vài ngày một lần.

Tác dụng phụ

Nếu sử dụng cho những mục đích đã được FDA chấp thuận và tuân thủ đúng liều lượng thì tiêm truyền vitamin C rất an toàn. Giống như tiêm bất kỳ loại thuốc nào khác, một số tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra là đau và sưng tấy tại vị trí tiêm.

Tiêm truyền vitamin C liều cao cũng chỉ có ít tác dụng phụ, ví dụ như buồn nôn và đau tại vị trí tiêm.

Rủi ro khi tiêm truyền vitamin C

Vitamin C làm tăng sự hấp thụ sắt từ thực phẩm. Nếu bổ sung vitamin C liều cao thì cơ thể có thể sẽ hấp thụ lượng chất sắt nhiều hơn mức cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến một số vấn đề không mong muốn, đặc biệt là ở những người vốn đã có nồng độ sắt trong máu ở mức cao.

Ở những người bị bệnh thận, vitamin C liều cao có thể gây tổn hại thận.

Đưa một lượng lớn vitamin C vào cơ thể có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Những người có tiền sử bị sỏi thận lại càng có nguy cơ cao hơn.

Ngoài ra, tiêm truyền vitamin C hay tiêm bất kỳ loại thuốc nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.

Tương tác thuốc

Vitamin C có thể tương tác với một số loại thuốc.

Vitamin C có thể làm tăng tính axit của nước tiểu. Trong một số trường hợp, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đào thải một số loại thuốc của cơ thể, do đó làm thay đổi nồng độ thuốc trong máu và dẫn đến giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ. Một số loại thuốc có thể tương tác với vitamin C gồm có:

  • fluphenazine
  • magiê salicylate
  • mexiletine salsalate

Có một số ý kiến lo ngại rằng vitamin C liều cao có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp xạ trị và một số loại thuốc hóa trị điều trị ung thư. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu để xác minh điều này.

Nếu đang dùng các loại thuốc khác hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm truyền vitamin C liều cao.

Tóm tắt bài viết

Vitamin C dạng tiêm truyền thường chỉ được sử dụng để khắc phục tình trạng thiếu vitamin C cho những người không thể bổ sung qua đường uống.

Tiêm truyền vitamin C liều cao được thực hiện vì một số mục đích ngoài hướng dẫn (off-label), ví dụ như hỗ trợ điều trị ung thư. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng điều này có thể tăng cường hiệu quả và giảm một số tác dụng phụ của hóa trị liệu. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định liệu vitamin C có thật sự giúp điều trị bệnh ung thư hay không.

Một số người còn lựa chọn tiêm truyền vitamin C vì mục đích giảm cân. Tuy nhiên, hiện chưa có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh tác dụng này của vitamin C.

Tóm lại, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm truyền vitamin C.

Tổng số điểm của bài viết là: 39 trong 9 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Vitamin D có thể cải thiện thói quen tập thể dục
Vitamin D có thể cải thiện thói quen tập thể dục

Nồng độ vitamin D cao có thể làm tăng hiệu suất sử dụng oxy của cơ thể và điều này sẽ giúp cải thiện thói quen tập thể dục.

Vitamin D có thể làm giảm hội chứng ruột kích thích
Vitamin D có thể làm giảm hội chứng ruột kích thích

Các nghiên cứu đã phát hiện ra tình trạng thiếu hụt vitamin D ở nhiều người bị hội chứng ruột kích thích và việc bổ sung vitamin này có thể làm giảm các triệu chứng bệnh.

Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2
Mối liên hệ giữa vitamin D và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và mức insulin.

Bôi kem chống nắng làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D?
Bôi kem chống nắng làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D?

Chúng ta đều biết rằng bôi kem chống nắng là điều cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và ngăn ngừa các vấn đề như cháy nắng, sạm nám và ung thư da. Tuy nhiên, vì cơ thể tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với nắng nên nếu bôi kem chống nắng thì liệu có bị thiếu hụt vitamin D hay không?

Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây