1

Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh là gì? Điều trị bằng cách nào?

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất là tuổi dậy thì). Vào thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố có sự thay đổi, dẫn đến một loạt các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, bốc hỏa, rụng tóc, tâm trạng thay đổi thất thường,... Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh (genitourinary syndrome of menopause - GSM) là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến âm đạo, âm hộ và đường tiết niệu dưới.
Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh là gì? Điều trị bằng cách nào? Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh là gì? Điều trị bằng cách nào?

Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh trước đây được gọi là teo âm hộ - âm đạo hay teo âm đạo. Các biểu hiện đặc trưng của GSM là:

  • Đau và khó chịu ở vùng âm hộ - âm đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Vấn đề về tiết niệu

Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh, gồm có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

Nguyên nhân

Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, buồng trứng giảm sản xuất estrogen. Estrogen là hormone sinh dục nữ có vai trò quan trọng đối với:

  • Quá trình dậy thì
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Sự chuyển hóa glucose
  • Độ nhạy insulin
  • Sức khỏe xương

Sau khi mãn kinh, buồng trứng chỉ còn tạo ra một lượng estrogen rất nhỏ. Điều này còn xảy ra ở cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị mất cân bằng nội tiết tố. Nồng độ estrogen thấp là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng của hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh.

Các thụ thể estrogen có trong các mô âm đạo, âm hộ, niệu đạo và bàng quang.

Nồng độ estrogen giảm sẽ dẫn đến những thay đổi về cấu trúc và chức năng của các mô này, từ đó dẫn đến các triệu chứng của hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh. Những thay đổi thường xảy ra gồm có:

  • Giảm độ dày của da
  • Giảm độ đàn hồi mô
  • Giảm chức năng cơ
  • Giảm lưu lượng máu

Do GSM xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố vào thời kỳ mãn kinh nên bất cứ ai bước vào tuổi mãn kinh đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này. GSM có thể xảy ra do mãn kinh tự nhiên hoặc mãn kinh sau khi cắt bỏ buồng trứng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải GSM gồm có:

  • Đang hoặc từng hút thuốc lá
  • Có tiền sử lạm dụng rượu
  • Không hoạt động tình dục thường xuyên
  • Ăn kiêng nghiêm ngặt
  • Đang trong quá trình điều trị ung thư

Triệu chứng

Hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh chủ yếu ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và đường tiết niệu và có thể gây ra nhiều triệu chứng, gồm có:

  • Khô âm đạo
  • Ngứa hoặc rát âm đạo
  • Khí hư ra nhiều
  • Đau tức vùng chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Giảm lượng dịch bôi trơn
  • Giảm khoái cảm
  • Chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Đau khi đạt cực khoái
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu nhiều lần
  • Tiểu gấp
  • Tiểu không tự chủ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Rối loạn chức năng bàng quang

Nhiều triệu chứng của GSM cũng xảy ra với các bệnh lý khác ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục hoặc đường tiết niệu và điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán GSM. Các triệu chứng phổ biến nhất của GSM là khô âm đạo và đau khi quan hệ tình dục. Nếu bạn gặp những triệu chứng này thì nên đi khám sớm để chẩn đoán chính xác vấn đề.

Điều trị

Nếu bạn có các triệu chứng của hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và kiểm tra kỹ các triệu chứng cũng như đánh giá bệnh sử. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về thời điểm mà các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và đời sống tình dục của bạn.

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu để kiểm tra các triệu chứng thực thể của GSM. Bạn sẽ phải làm một số xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh để loại trừ hoặc xác định các bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).

Các phương pháp điều trị hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các thực thể điều trị phổ biến gồm có:

  • Liệu pháp estrogen/DHEA tại chỗ
  • Liệu pháp estrogen toàn thân
  • Gel bôi trơn và dưỡng ẩm âm đạo

Liệu pháp estrogen/DHEA tại chỗ

Liệu pháp estrogen tại chỗ hay estrogen âm đạo có nghĩa là bổ sung estrogen trực tiếp vào âm đạo. Estrogen âm đạo có dạng viên đặt, miếng dán hoặc vòng được đưa vào bên trong âm đạo. Liệu pháp estrogen tại chỗ là giải pháp điều trị phổ biến nhất cho GSM.

Trong một tổng quan nghiên cứu gồm 44 nghiên cứu khác nhau về hiệu quả của estrogen âm đạo trong điều trị các triệu chứng của GSM. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng estrogen âm đạo có thể cải thiện các triệu chứng như khô âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu không tự chủ do GSM. Ngoài ra, estrogen âm đạo còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu do GSM.

Ngoài ra, dehydroepiandrosterone (DHEA) tại chỗ cũng là một giải pháp để cải thiện các triệu chứng GSM. DHEA là một loại hormone được chuyển hóa thành estrogen trong máu, có thể giúp tăng nồng độ estrogen một cách tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy liệu pháp DHEA tại chỗ có thể cải thiện khoái cảm và tăng ham muốn tình dục ở những phụ nữ bị GSM.

Liệu pháp estrogen toàn thân

Liệu pháp estrogen toàn thân có nghĩa là dùng estrogen qua đường uống để làm tăng nồng độ estrogen trong máu. Ospemifene là một loại estrogen đường uống có tác dụng giảm khô âm đạo và đau khi quan hệ tình dục ở những phụ nữ bị GSM.

Một tổng quan nghiên cứu từ năm 2019 đã tổng hợp các nghiên cứu hiện có về tác dụng của ospemifene đối với các triệu chứng GSM. Kết quả các nghiên cứu cho thấy ospemifene có hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng khô âm đạo, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của GSM. Ngoài ra, ospemifene còn giúp cải thiện tình trạng mô âm đạo, cân bằng độ pH, giảm đau khi quan hệ tình dục và cải thiện chức năng tình dục.

Gel bôi trơn và dưỡng ẩm âm đạo

Gel bôi trơn và dưỡng ẩm âm đạo có thể giúp cải thiện các triệu chứng của GSM bằng cách tăng cường độ ẩm và bôi trơn cho âm đạo. Đây là một giải pháp dành cho những người không thể dùng estrogen.

Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý là không phải loại gel bôi trơn và gel dưỡng ẩm nào cũng có hiệu quả đối với GSM. Bạn nên chọn những loại gel bôi trơn hoặc gel dưỡng ẩm có độ pH cân bằng và càng giống với chất nhầy bôi trơn nhầy bôi trơn tự nhiên càng tốt. Sử dụng các sản phẩm không phù hợp có thể khiến cho các triệu chứng GSM càng trở nên nặng hơn.

Các phương pháp điều trị đang được thử nghiệm

Nghiên cứu vẫn đang được thực hiện nhằm tìm các phương pháp điều trị mới cho hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh. Một trong những phương pháp điều trị đang được nghiên cứu là liệu pháp laser phân đoạn (fractional laser). Laser phân đoạn được cho là có thể làm giảm các triệu chứng GSM bằng cách cải thiện:

  • lưu lượng máu
  • độ đàn hồi của mô
  • độ pH
  • sự săn chắc
  • tần suất đi tiểu

Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm trước khi phương pháp này chính thức được đưa vào sử dụng.

Khi nào cần đi khám?

Khi gặp các triệu chứng của hội chứng niệu dục thời kỳ mãn kinh, nhiều người cảm thấy xấu hổ và ngại đi khám. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phổ biến. Bạn nên đi khám khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào để phát hiện và điều trị ngay từ sớm. Điều trị thích hợp sẽ giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm
Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm

Điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là một trong những tác dụng, ngoài hướng dẫn phổ biến của một số thuốc chống trầm cảm.

Kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh bằng cách nào?
Kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh bằng cách nào?

Trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể thay đổi thất thường. Sự dao động hormone này là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cả về thể chất và tinh thần.

Mãn kinh sớm điều trị bằng cách nào?
Mãn kinh sớm điều trị bằng cách nào?

Thời kỳ mãn kinh thường diễn ra trong độ tuổi từ 45 đến 55. Tuy nhiên, một số phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm hơn. Có người bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở tuổi 40 và cũng có những người bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở tuổi 35. Những trường hợp này được gọi là mãn kinh sớm. Hiện có nhiều phương pháp điều trị mãn kinh sớm, gồm có thực phẩm chức năng và liệu pháp hormone thay thế.

Điều trị các triệu chứng mãn kinh bằng tinh dầu
Điều trị các triệu chứng mãn kinh bằng tinh dầu

Nếu bạn không muốn dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh thì có thể thử các biện pháp tự nhiên, ví dụ như tinh dầu. Một số loại tinh dầu đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu vào thời kỳ mãn kinh.

8 cách đối phó với các triệu chứng vận mạch trong thời kỳ mãn kinh
8 cách đối phó với các triệu chứng vận mạch trong thời kỳ mãn kinh

Các triệu chứng vận mạch xảy ra do sự dao động nồng độ hormone làm thay đổi khả năng điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Có nhiều cách để điều trị tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, gồm có dùng thuốc và các biện pháp khắc phục tự nhiên.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây