1

Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và còn được tìm thấy ở một số khu vực thuộc châu Âu. Loài cây này nở hoa vào buổi tối. Dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây. Dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) – một loại axit béo omega-6. Dầu hoa anh thảo được sản xuất ở dạng viên nang để dùng qua đường uống. Loại dầu này còn là thành phần trong một số sản phẩm chăm sóc da.
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không? Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?

Cách sử dụng dầu hoa anh thảo

Từ lâu dầu hoa anh thảo đã được sử dụng để trị nhiều vấn đề về da. Trước đây, người Mỹ bản địa sử dụng thân cây và nước ép của lá hoa anh thảo để làm giảm viêm da, sưng tấy và bầm tím. Dầu hoa anh thảo bắt đầu được sử dụng để điều trị bệnh chàm từ những năm 1930. Bệnh chàm hay eczema là một bệnh lý về da có triệu chứng là da đỏ, ngứa, khô và đôi khi còn gây đau đớn. Bệnh chàm phổ biến hơn ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh. Không có cách chữa trị khỏi căn bệnh này. Mục đích của việc điều trị là làm giảm các triệu chứng. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh chàm, gồm có dùng thuốc và các loại thảo dược như dầu hoa anh thảo.

Dầu hoa anh thảo còn được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về da khác như bệnh vảy nến và mụn trứng cá. Loại dầu này còn được cho là có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp, loãng xương, đau vú, bệnh thần kinh đái tháo đường và các triệu chứng mãn kinh.

Vương quốc Anh từng phê duyệt dầu hoa anh thảo để điều trị bệnh chàm và đau vú nhưng sau đó đã thu hồi giấy phép vào năm 2002 do không đủ bằng chứng chứng minh hiệu quả của loại dầu này. Tuy rằng đã có các nghiên cứu được thực hiện về tác dụng của dầu hoa anh thảo đối với bệnh chàm nhưng các kết quả nghiên cứu chưa đồng nhất.

Theo Trung tâm Y học Tổng hợp và Bổ sung thuộc Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH), dầu hoa anh thảo không có hiệu quả điều trị bệnh chàm khi dùng qua đường uống. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy dầu hoa anh thảo không hề hiệu quả hơn so với giả dược. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác vào năm 2013 lại cho thấy dầu hoa anh thảo liều 160 mg hoặc 360 mg là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh chàm ở trẻ em và thiếu niên.

Tác dụng phụ và rủi ro của dầu hoa anh thảo

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng viên uống dầu hoa anh thảo vì sản phẩm này có thể gây ra các biến chứng như sảy thai và chuyển dạ sinh non. Phụ nữ cho con bú cũng không nên uống dầu hoa anh thảo.

Dầu hoa anh thảo an toàn với hầu hết mọi người khi sử dụng trong thời gian ngắn nhưng chưa có nhiều bằng chứng về tính an toàn của loại dầu này khi sử dụng lâu dài. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa phê duyệt dầu hoa anh thảo để điều trị bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Thực phẩm chức năng không được quản lý nghiêm ngặt giống như thuốc. Do đó, bạn cần lựa chọn cẩn thận và trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Một số tác dụng phụ của dầu hoa anh thảo là khó tiêu và đau đầu. Những người bị bệnh động kinh hoặc đang dùng thuốc điều trị tâm thần phân liệt có nguy cơ bị co giật cao hơn khi dùng dầu hoa anh thảo. Ở những người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, dầu hoa anh thảo có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?
Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?

Dầu hoa anh thảo (evening primrose) được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo, một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ lâu, loài cây này đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau như bầm tím, bệnh trĩ và viêm họng.

Kích thích chuyển dạ bằng dầu hoa anh thảo có an toàn không?
Kích thích chuyển dạ bằng dầu hoa anh thảo có an toàn không?

Dầu hoa anh thảo có thể giúp làm mềm cổ tử cung nhưng vẫn chưa rõ liệu loại dầu này có tác dụng kích thích chuyển dạ hay không. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào trong thời gian mang thai.

Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?
Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?

Hoa anh thảo là một loài hoa màu vàng mọc nhiều ở Bắc Mỹ và một phần của Châu Âu. Từ lâu loài cây này đã được sử dụng làm thuốc chữa lành vết thương và cân bằng hormone. Lợi ích chữa bệnh của cây hoa anh thảo có thể là nhờ hàm lượng axit gamma-linoleic (GLA) cao. GLA là một loại axit béo omega-6 có đặc tính chống viêm mạnh. Vì thế nên dầu hoa anh thảo được cho là có tác dụng trị mụn trứng cá.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng trị đau đầu không?
Tinh dầu bạc hà có tác dụng trị đau đầu không?

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên đã được sử dụng để trị đau đầu và một trong số đó là tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà có dạng lỏng để bôi ngoài da hoặc khuếch tán vào không khí. Hiện nay còn có các sản phẩm viên uống tinh dầu bạc hà. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn được thêm vào một số loại đồ ăn và đồ uống.

Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây