1

Công dụng và lợi ích của tinh dầu nhũ hương (olibanum)

Tinh dầu nhũ hương được chiết xuất từ nhựa của cây nhũ hương (olibanum hay frankincense, tên khoa học là Boswellia carterii Birdw). Nhựa nhũ hương từ lâu đã được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. Tinh dầu nhũ hương có nhiều công dụng, gồm có sản xuất nước hoa và sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Loại tinh dầu này còn được sử dụng trong chăm sóc da và sức khỏe tổng thể.
Công dụng và lợi ích của tinh dầu nhũ hương (olibanum) Công dụng và lợi ích của tinh dầu nhũ hương (olibanum)

Các công dụng của nhũ hương

Nhũ hương có rất nhiều công dụng khác nhau.

Ở châu Á, nhũ hương được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe, ví dụ như giảm đau, tiêu sưng, thúc đẩy lưu thông máu…

Tại các nước phương Tây, tinh dầu nhũ hương được sử dụng ngoài da để chăm sóc da và sức khỏe tổng thể. Một số ý kiến còn cho rằng tinh dầu nhũ hương có tác dụng điều trị ung thư và các bệnh lý viêm nhưng hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh những công dụng này của tinh dầu nhũ hương.

Trước kia, nhũ hương còn được sử dụng để thanh tẩy không gian. Ngày nay, tinh dầu nhũ hương vẫn được sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Tinh dầu nhũ hương có thể được khuếch tán vào không khí và hít trực tiếp. Bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu với dầu nền và bôi lên da hoặc pha vào nước tắm.

Các lợi ích đã được chứng minh của tinh dầu nhũ hương

Chống viêm và giảm đau

Một trong những công dụng chính của nhũ hương trong y học cổ truyền là kháng viêm. Một tổng quan gồm nhiều nghiên cứu vào năm 2011 đã cho thấy rằng nhũ hương thực sự có tác dụng giảm viêm và giảm đau.

Một nghiên cứu trên động vật vào năm 2014 cho thấy nhũ hương có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp, gồm có thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Cách sử dụng: Bôi tinh dầu nhũ hương đã pha loãng với dầu nền lên vùng bị đau. Lưu ý không bôi tinh dầu lên vùng da có vết thương hở. Tỷ lệ pha loãng là 1 giọt tinh dầu với khoảng 30ml dầu nền. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc bôi có chứa tinh dầu nhũ hương để giảm đau do các bệnh lý viêm như viêm khớp.

Không được uống tinh dầu nhũ hương.

Kháng vi sinh vật

Nhũ hương còn được sử dụng để chữa lành vết thương.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào năm 2011 cho thấy tác dụng này là nhờ đặc tính kháng vi sinh vật của nhũ hương. Nhũ hương có thể tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật gây nhiễm trùng khác. (1)

Cách sử dụng: Pha loãng tinh dầu nhũ hương với dầu nền và sử dụng như thuốc sát trùng vết thương. Tỷ lệ pha là 1 giọt tinh dầu nhũ hương với 30ml dầu nền như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân ngọt.

Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, đau đớn, chảy dịch thì cần phải đến bệnh viện khám ngay.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy nhũ hương có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch. Loại thảo dược này giúp làm giảm mỡ máu, ngăn hình thành mảng xơ vữa trong mạch máu, ngoài ra còn có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. (2)

Về lâu dài, những điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Cách sử dụng: Pha 1 đến 3 giọt tinh dầu nhũ hương với 30ml dầu nền. Thoa hỗn hợp tinh dầu lên các điểm có mạch đập như cổ hoặc cổ tay hàng ngày.

Bảo vệ gan

Nhũ hương còn có lợi cho sức khỏe của gan.

Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy đặc tính chống oxy hóa của tinh dầu nhũ hương có thể giúp bảo vệ tế bào gan. Một nghiên cứu trên chuột vào năm 2011 phát hiện ra rằng nhũ hương có hiệu quả chống viêm gan và xơ gan.

Cách sử dụng: Pha 1 giọt tinh dầu nhũ hương với 30ml dầu nền. Thoa hỗn hợp tinh dầu lên các điểm có mạch đập như cổ hoặc cổ tay hàng ngày.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu nhũ hương

Tinh dầu nhũ hương rất an toàn nếu sử dụng đúng cách.

Tinh dầu nhũ hương và các loại tinh dầu khác đều chỉ nên dùng ngoài da hoặc dùng trong liệu pháp mùi hương (khuếch tán vào không khí hoặc hít). Không uống tinh dầu vì tinh dầu có thể gây ngộ độc nếu đi vào trong cơ thể.

Để muốn dùng qua đường uống thì bạn nên tìm mua nhũ hương tại các hiệu thuốc đông y hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chứa chiết xuất nhũ hương.

Nếu bạn đang mắc bệnh hoặc dùng thuốc thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hay thực phẩm chức năng nào. Nhũ hương có thể ảnh hưởng đến một số tình trạng bệnh lý và tương tác với một số loại thuốc.

Pha loãng với dầu nền là điều bắt buộc khi sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu nhũ hương. Không được thoa tinh dầu chưa pha loãng lên da. Điều này có thể gây bỏng, viêm hoặc phản ứng da không mong muốn.

Ngừng sử dụng các sản phẩm nhũ hương nếu gặp các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Trào ngược dạ dày - thực quản
  • Phản ứng da như sưng tấy, nóng rát

Đó có thể là những dấu hiệu của phản ứng dị ứng.

Việc sử dụng tinh dầu ngoài da, ngay cả khi đã pha loãng với dầu nền, cũng tiềm ẩn rủi ro, chẳng hạn như phản ứng dị ứng hoặc kích ứng. Sau khi pha loãng tinh dầu, bạn nên chấm thử một ít lên da cánh tay và theo dõi trong vài giờ để kiểm tra xem có bị dị ứng hoặc kích ứng hay không.

Lợi ích của tinh dầu nhũ hương trong phòng ngừa và điều trị ung thư

Các nghiên cứu đã khám phá ra rằng tinh dầu nhũ hương có một số đặc tính có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư.

Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy tinh dầu nhũ hương có thể giúp ức chế và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện trên các tế bào bên ngoài cơ thể con người trong môi trường phòng thí nghiệm.

Một nghiên cứu khác vào năm 2011 cho thấy nhũ hương giúp giảm viêm và đau do xạ trị điều trị ung thư.

Một nghiên cứu cấp độ tế bào vào năm 2012 cũng cho thấy nhũ hương có thể gây chết tế bào ung thư. Nhờ đặc tính chống oxy hóa, tinh dầu nhũ hương có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư về lâu dài nếu dùng hàng ngày. (3)

Tuy nhiên, tinh dầu nhũ hương vẫn chưa được chứng minh là có tác dụng chữa khỏi bệnh ung thư. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về chủ đề này.

Người mắc bệnh ung thư cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm nhũ hương để điều trị bệnh.

Cách sử dụng

Nhũ hương không thể thay thế các phương pháp điều trị ung thư chính thống.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy loại thảo dược này có thể hỗ trợ điều trị bệnh, bổ sung cho phác đồ điều trị chính hoặc giúp làm giảm các triệu chứng đau và viêm.

Để điều trị bệnh ung thư, uống nhũ hương hoặc thực phẩm chức năng chứa chiết xuất nhũ hương sẽ hiệu quả hơn là tinh dầu. Nhưng người bệnh có thể dùng thuốc bôi chứa tinh dầu nhũ hương hoặc thoa tinh dầu nhũ hương pha loãng lên các khu vực bị đau để giảm đau. Hít tinh dầu nhũ hương cũng mang lại tác dụng tương tự.

Tóm tắt bài viết

Nhũ hương là nhựa của loài cây cùng tên. Không chỉ được dùng như một vị thuốc, nhũ hương còn được sử dụng làm tinh dầu.

Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu nhũ hương có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, sức khỏe của gan, kháng vi sinh vật, giảm đau và viêm. Thậm chí loại tinh dầu này còn có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư.

Chỉ sử dụng tinh dầu nhũ hương ngoài da hoặc khuếch tán tinh dầu vào không khí. Không được uống tinh dầu. Luôn phải pha loãng tinh dầu với dầu nền và thử phản ứng da trước lần sử dụng đầu tiên.

Tinh dầu nhũ hương không có tác dụng chữa khỏi bất kỳ một bệnh lý nào và cũng không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh chính thống.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tinh dầu hương thảo có tác dụng trị rụng tóc không?
Tinh dầu hương thảo có tác dụng trị rụng tóc không?

Tinh dầu hương thảo có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc và hỗ trợ mọc tóc. Tuy nhiên, bôi quá nhiều tinh dầu có thể gây ra tác dụng phụ.

Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?
Dầu hoa anh thảo có những công dụng gì?

Dầu hoa anh thảo (evening primrose) được chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo, một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Từ lâu, loài cây này đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau như bầm tím, bệnh trĩ và viêm họng.

Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da?
Tinh dầu hoa oải hương có những lợi ích gì cho da?

Tinh dầu hoa oải hương mang lại một số lợi ích cho làn da như giảm viêm và cải thiện khả năng chữa lành vết thương. Có một điều cần lưu ý khi dùng tinh dầu hoa oải hương hay bất kỳ loại tinh dầu nào là phải pha loãng tinh dầu trước khi bôi lên da.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng trị đau đầu không?
Tinh dầu bạc hà có tác dụng trị đau đầu không?

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên đã được sử dụng để trị đau đầu và một trong số đó là tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà có dạng lỏng để bôi ngoài da hoặc khuếch tán vào không khí. Hiện nay còn có các sản phẩm viên uống tinh dầu bạc hà. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn được thêm vào một số loại đồ ăn và đồ uống.

5 lý do bạn nên chăm sóc tóc bằng tinh dầu hoa oải hương
5 lý do bạn nên chăm sóc tóc bằng tinh dầu hoa oải hương

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm tự nhiên để chăm sóc mái tóc thì có thử tinh dầu hoa oải hương. Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu oải hương có thể thúc đẩy sự mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc, đồng thời tinh dầu oải hương còn mang lại những lợi ích khác cho sức khỏe da đầu và tóc.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây