1

Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Được Ung Thư Thận Không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư thận không? Trên thực tế, những bất thường trong kết quả xét nghiệm máu định kỳ có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thận đang có vấn đề. Tuy nhiên, không thể chẩn đoán ung thư thận dựa trên kết quả xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu chỉ cung cấp thông tin về mức độ hoạt động của thận.
Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Được Ung Thư Thận Không? Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Được Ung Thư Thận Không?

Kết quả xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định các bước chẩn đoán tiếp theo. Xét nghiệm máu là một phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán ung thư.

Ví dụ, nếu xét nghiệm máu cho kết quả bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm thêm dấu hiệu ung thư thận hoặc thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Như vậy, mặc dù xét nghiệm máu không thể chẩn đoán ung thư nhưng kết quả xét nghiệm máu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm máu trong sàng lọc ung thư thận

Không thể xác nhận chẩn đoán ung thư thận chỉ dựa trên kết quả xét nghiệm máu. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu bất thường có thể chỉ ra các vấn đề về thận và cần kiểm tra thêm để xác nhận.

Xét nghiệm máu là một phần trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Một số bất thường trong kết quả xét nghiệm máu có thể cho thấy khả năng ung thư.

Một số loại xét nghiệm máu thường được sử dụng trong sàng lọc ung thư ban đầu gồm có:

  • Công thức máu toàn bộ (CBC): Công thức máu toàn bộ là xét nghiệm đo nồng độ một số loại tế bào trong cơ theher. Ở những người bị ung thư thận, nồng độ một số tế bào quan trọng sẽ có sự thay đổi bất thường.
  • Bảng trao đổi chất cơ bản: Xét nghiệm này đo nồng độ một số hợp chất trong máu. Khi cần sàng lọc ung thư thận, bác sĩ sẽ xem xét các chỉ số như men gan, nồng độ canxi, nitơ urê trong máu và độ lọc cầu thận.
  • Xét nghiệm creatinin máu: Xét nghiệm này giúp loại trừ các vấn đề về chức năng thận. Chỉ số creatinin máu được sử dụng để tính độ lọc cầu thận (khả năng lọc máu của thận). Đây là một chỉ số phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe tổng thể của thận.

Các kết quả xét nghiệm máu chỉ ra vấn đề về thận

Kết quả xét nghiệm máu bất thường có thể cho thấy thận đang không hoạt động bình thường và cần phải thực hiện thêm các bước kiểm tra khác để xác định chính xác vấn đề. Các kết quả bất thường gồm có:

  • Công thức máu toàn bộ: Những người bị ung thư thận thường có số lượng hồng cầu ít hơn bình thường. Đôi khi, người bệnh lại có quá nhiều hồng cầu do chức năng thận có vấn đề (điều này hiếm gặp hơn). Nếu số lượng hồng cầu bất thường thì sẽ phải làm xét nghiệm thêm.
  • Bảng trao đổi chất cơ bản: Người bị ung thư thận thường có nồng độ men gan hoặc canxi trong máu cao do chức năng thận suy giảm. Nếu những chỉ số này ở mức cao thì cũng sẽ phải làm xét nghiệm thêm.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư thận

Xét nghiệm máu không đủ để chẩn đoán ung thư thận. Nếu nghi ngờ ung thư thận, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các bước kiểm tra khác để xác nhận chẩn đoán:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của thận, qua đó giúp phát hiện khối u và các vấn đề khác.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến và nam châm phát ra từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh của thận. Những hình ảnh này giúp bác sĩ xác định kích thước, hình dạng và vị trí của khối u trong thận.
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thận. Phương pháp này giúp xác định vị trí khối u và phân biệt khối u lành tính, ác tính.
  • Xạ hình xương: Phương pháp này cho phép kiểm tra bên trong xương. Bác sĩ thường chỉ định xạ hình xương khi nghi ngờ ung thư đã di căn đến xương.
  • Sinh thiết: Đây là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ thận bằng kim để phân tích. Kết quả sinh thiết giúp xác nhận ung thư và xác định giai đoạn bệnh.
  • Chụp mạch máu thận (chụp động mạch thận): Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá sự cung cấp máu đến thận. Chụp mạch máu thận còn cho thấy nguồn cung cấp máu cho khối u (nếu có).
  • Chụp thận tĩnh mạch: Tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch để thận hiện rõ hơn trên ảnh chụp X quang. Đây cũng là một cách để phát hiện tắc nghẽn hoặc khối u.

Dấu hiệu ung thư thận

Thông thường, ung thư thận không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào ở giai đoạn đầu.

Ung thư thận thường được phát hiện qua xét nghiệm máu định kỳ hoặc quá trình thăm khám các các bệnh lý khác.

Các triệu chứng ung thư thận thường giống với triệu chứng của các bệnh lý ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng bàng quang hay sỏi thận.

Các triệu chứng thường gặp của ung thư thận gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu có màu sẫm, hồng hoặc đỏ
  • Chán ăn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau ở thắt lưng hoặc vùng hạ sườn
  • Nổi cục cứng hoặc phình to bất thường ở vùng hạ sườn
  • Thường xuyên bị sốt
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Cao huyết áp liên tục
  • Nổi hạch ở cổ
  • Ho ra máu
  • Đau xương
  • Sưng phù mắt cá chân
  • Giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn

Mặc dù không phải khi nào có triệu chứng kể trên cũng có nghĩa là ung thư thận nhưng hãy đi khám càng sớm càng tốt khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, đặc biệt là khi các dấu hiệu kéo dài quá 2 tuần. Nếu như ung thư được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có thể sống lâu hơn và thậm chí có thể chữa khỏi bệnh.

Tóm tắt bài viết

Xét nghiệm máu không thể xác nhận ung thư thận nhưng có thể giúp phát hiện các vấn đề về chức năng thận. Xét nghiệm máu thường là một trong những bước kiểm tra đầu tiên mà bác sĩ yêu cầu thực hiện nếu nghi ngờ người bệnh bị ung thư thận.

Xét nghiệm máu cho biết nồng độ một số tế bào và hóa chất trong máu và là bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán ung thư.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư thận khác gồm có các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết. Các phương pháp này giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán, đánh giá khối u, xác định phạm vi lan rộng của ung thư và phân loại khối u. Ung thư thận càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi sẽ càng cao.

Như vậy là những thông tin trên phần nào giải đáp câu hỏi " Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư thận không" đến với bạn đọc. Để tìm kiếm thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy tham khảo tại website: https://suckhoe123.vn/ nhé

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ghép thận được thực hiện khi nào? Có những rủi ro gì?
Ghép thận được thực hiện khi nào? Có những rủi ro gì?

Những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối thường phải điều trị bằng phương pháp lọc máu. Một giải pháp nữa để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là ghép thận. Trong ca phẫu thuật ghép thận, một hoặc cả hai quả thận của người bệnh được thay thế bằng thận của người hiến tặng (còn sống hoặc chết não).

Ung thư biểu mô tế bào thận có chữa khỏi được không?
Ung thư biểu mô tế bào thận có chữa khỏi được không?

Ung thư biểu mô tế bào thận có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm khi ung thư vẫn còn khu trú trong thận. Ngay cả khi ung thư đã di căn thì vẫn có các phương pháp điều trị để làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Chụp CT có thể phát hiện ung thư bàng quang không?
Chụp CT có thể phát hiện ung thư bàng quang không?

Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất hiệu quả trong việc phát hiện và theo dõi ung thư bàng quang.

Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng được thực hiện khi nào?
Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng được thực hiện khi nào?

Chụp bể thận - niệu quản ngược dòng (retrograde pyelogram) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng thuốc cản quang tiêm vào đường tiết niệu của người bệnh để thu được hình ảnh X-quang rõ nết hơn về hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu gồm có thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây