1

Tiểu són khi hắt hơi: Nguyên nhân do đâu?

Nếu thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi thì khả năng là bạn bị chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực. Đây là một tình trạng rất phổ biến. Có nhiều biện pháp mà bạn có thể tự thực hiện để cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang và ngăn nước tiểu rò rỉ. Nhưng nếu những cách này không hiệu quả thì bạn nên đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Tiếp tục đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu lý do tại sao lại bị són tiểu khi hắt hơi và những giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Tiểu són khi hắt hơi: Nguyên nhân do đâu? Tiểu són khi hắt hơi: Nguyên nhân do đâu?

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là gì?

Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu rò rỉ ra khỏi bàng quang một cách không kiểm soát. Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là một dạng tiểu không tự chủ, trong đó nước tiểu rò rỉ khi có một thứ gì đó gây áp lực lên bàng quang và niệu đạo.

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực khác với bàng quang tăng hoạt và các dạng tiểu không tự chủ khác như són tiểu cấp kỳ. “Áp lực” ở đây là áp lực về thể chất chứ không phải áp lực về tinh thần.

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực có thể xảy ra khi cơ sàn chậu hoặc cơ vòng niệu đạo trở nên suy yếu hoặc bị tổn thương.

Các cơ và mô sàn chậu có vai trò nâng đỡ niệu đạo. Các cơ vòng niệu đạo kiểm soát dòng chảy nước tiểu. Khi không đi tiểu, các cơ này thắt lại để ngăn nước tiểu chảy ra khỏi bàng quang và vào niệu đạo. Khi đi tiểu, các cơ này giãn ra và cho phép nước tiểu chảy ra ngoài. Tuy nhiên, đó là khi các cơ sàn chậu chắc khỏe và hoạt động bình thường.

Khi các cơ sàn chậu bị suy yếu, chỉ cần một chút áp lực, chẳng hạn như do hắt hơi, cũng có thể khiến các cơ giãn ra và kết quả là nước tiểu trong bàng quang bị rò rỉ ra ngoài.

Ngoài hắt hơi, tình trạng rò rỉ nước tiểu còn có thể xảy ra khi:

  • ho
  • cười
  • cúi người
  • nâng vật nặng
  • thực hiện các chuyển động đột ngột
  • tập thể dục
  • quan hệ tình dục

Không phải lúc nào nước tiểu cũng rỏ rỉ khi thực hiện các hoạt động này. Nước tiểu thường rò rỉ khi bàng quang đầy hoặc gần đầy. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà người bệnh có thể chỉ bị rò rỉ vài giọt nước tiểu hoặc đủ nhiều để làm ướt quần.

Nhiều phụ nữ mắc cả tiểu không tự chủ khi tăng áp lực và són tiểu cấp kỳ. Tình trạng này được gọi là tiểu không tự chủ hỗn hợp.

Nguy cơ tiểu không tự chủ khi tăng áp lực tăng lên khi có tuổi nhưng điều này không có nghĩa là cứ về già là sẽ gặp phải vấn đề này và không phải lúc nào tình trạng tiểu không tự chủ cũng kéo dài vĩnh viễn.

Nghiên cứu cho thấy liệu pháp hành vi (thực hiện một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác) có hiệu quả điều trị chứng tiểu không tự chủ cao hơn so với dùng thuốc.

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ khi tăng áp lực

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực xảy ra khi các cơ hỗ trợ đường tiết niệu bị suy yếu. Điều này có thể là do các nguyên nhân như:

  • Sinh nở: Các cơ sàn chậu thường trở nên suy yếu khi sinh con, đặc biệt là sinh thường. Sử dụng forcep trong quá trình sinh con sẽ làm tăng nguy cơ suy yếu cơ sàn chậu. Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực có thể xảy ra ngay sau khi sinh hoặc vài năm sau đó.
  • Cắt tử cung: Phẫu thuật cắt tử cung và cổ tử cung có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu.
  • Phẫu thuật tuyến tiền liệt: Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có thể làm suy yếu cơ vòng niệu đạo và các dây thần kinh vùng chậu.
  • Lão hóa: Giống như các cơ khác trong cơ thể, các cơ sàn chậu cũng sẽ trở nên suy yếu khi về già.
  • Thừa nặng: Thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng áp lực lên các cơ vùng chậu.
  • Chấn thương: Chấn thương ở vùng thắt lưng có thể làm suy yếu cơ sàn chậu.

Các yếu tố khác cũng có thể góp phần làm suy yếu cơ sàn chậu và dẫn đến tiểu không không tự chủ khi tăng áp lực gồm có:

  • Ho mạn tính do hút thuốc lá
  • Các bệnh gây ho mãn tính
  • Thường xuyên thực hiện các hoạt động gây gia tăng áp lực ở vùng chậu như chạy bộ hay nhảy

Điều trị

Nếu chứng tiểu không tự chủ đang ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày thì bạn nên đi khám. Trước tiên, bác sĩ sẽ loại trừ các vấn đề khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, nên đi khám nếu bị hắt hơi hoặc ho mãn tính. Hắt hơi và ho kéo dài có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực.

Thay đổi thói quen

Nếu thi thoảng mới bị són tiểu khi hắt hơi thì bạn có thể thử những cách sau đây để khắc phục vấn đề:

  • Hạn chế hoặc tránh caffeine, đồ uống có cồn và đồ uống có ga
  • Nếu thường xuyên bị táo bón, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả và các phương pháp điều trị táo bón khác
  • Bỏ thuốc lá nếu hút
  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định trong ngày để rèn luyện bàng quang, đặc biệt là khi mắc chứng tiểu không tự chủ hỗn hợp.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật

Có nhiều cách để điều trị chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực mà không cần phải phẫu thuật, chẳng hạn như:

  • Tập bài tập Kegel thường xuyên để tăng cường cơ sàn chậu
  • Liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback) kết hợp với các bài tập cơ sàn chậu để làm giảm tình trạng cơ thắt cơ không tự chủ
  • Đặt vòng nâng pessary: vòng pessary được đặt ở bên trên cổ tử cung, giúp nâng đỡ bàng quang.
  • Chèn niệu đạo: một dụng cụ có hình ống được đưa vào niệu đạo để ngăn nước tiểu rò rỉ. Dụng cụ này được dùng trong khi thực hiện các hoạt động thể chất và tháo ra khi cần đi tiểu.
  • Kem bôi estrogen: có thể giúp tăng cường các cơ và mô xung quanh âm đạo và niệu đạo cho phụ nữ sau mãn kinh.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp kể trên đều không hiệu quả thì sẽ phải phẫu thuật. Các loại phẫu thuật để điều trị chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực gồm có:

  • Đặt võng nâng cổ bàng quang: sử dụng mô của chính người bệnh, mô hiến tặng hoặc chất liệu tổng hợp để tạo ra một cấu trúc hỗ trợ niệu đạo. Thủ thuật này có thể thực hiện cho cả nam giới và phụ nữ.
  • Tiêm chất làm đầy vào niệu đạo để giúp cơ vòng đóng kín và ngăn nước tiểu rò rỉ.
  • Khâu nâng bàng quang và niệu đạo: bác sĩ sử dụng chỉ phẫu thuật để hỗ trợ bàng quang và niệu đạo.
  • Đặt cơ vòng niệu đạo nhân tạo: giúp đóng niệu đạo khi không đi tiểu để ngăn nước tiểu rò rỉ. Phương pháp này dành cho nam giới.

Tóm tắt bài viết

Nếu bạn thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi, cười hoặc ho thì rất có thể bạn đã mắc chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực. Tình trạng này có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực có thể ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nên hãy đi khám khi gặp phải tình trạng này. Có một số biện pháp mà bạn có thể tự thực hiện để tăng cường cơ sàn chậu và giảm tình trạng rò rỉ tiểu không tự chủ. Nếu các biện pháp này không có tác dụng thì vẫn còn nhiều giải pháp điều trị khác như đặt vòng nâng hay các thủ thuật xâm lấn tối thiểu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nguyên nhân, hắt hơi
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây tiểu ngập ngừng và cách điều trị
Các nguyên nhân gây tiểu ngập ngừng và cách điều trị

Tiểu ngập ngừng có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thường xuyên bị tiểu ngập ngừng thì nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị.

Nguyên nhân gây tiểu nhiều lần và tiểu gấp
Nguyên nhân gây tiểu nhiều lần và tiểu gấp

Việc đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp có thể là bình thường nếu như không đi kèm các triệu chứng khác. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và cần phải điều trị.

Các nguyên nhân gây tiểu nhiều về đêm (tiểu đêm)
Các nguyên nhân gây tiểu nhiều về đêm (tiểu đêm)

Tiểu đêm có thể xảy ra do uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, mang thai hoặc do một số vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần

Đi tiểu nhiều lần có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, gồm có hội chứng bàng quang tăng hoạt và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi ngọt?
Nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi ngọt?

Nước tiểu có mùi ngọt hoặc mùi trái cây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi ngọt. Do cơ thể đào thải vi khuẩn, glucose, axit amin và nhiều chất khác vào nước tiểu nên mùi nước tiểu sẽ thay đổi theo tình trạng sức khỏe. Nếu đột nhiên nhận thấy nước tiểu có mùi ngọt thì bạn nên đi khám ngay.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây