1

Làm sao để mở lời về “chuyện ấy”?

Trò chuyện cởi mở cũng là một cách để cải thiện chất lượng của “chuyện ấy”
Làm sao để mở lời về “chuyện ấy”? Làm sao để mở lời về “chuyện ấy”?

Nội dung chính của bài viết:

  • Trò chuyện cởi mở là phương pháp hữu hiệu giúp cả hai hiểu nhau hơn, giải đáp những lo lắng của cả hai trong khi làm "chuyện ấy".
  • Các bạn có thể nói chuyện về cảm xúc khi "yêu", thảo luận về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay nhu cầu và sở thích của từng người trong quan hệ.
  • Có thể sử dụng một bộ phim để bắt đầu cuộc trò chuyện hay chú ý đến thời điểm, cảm xúc của đối phương trước khi mở lời về "chuyện ấy".
  • Dù bắt đầu như thế nào thì sự tự nguyện của cả hai là điều quyết định để bắt cầu cuộc "yêu".

Nói về chuyện ấy

Quan hệ tình dục là một phần của cuộc sống nhưng đây cũng là một vấn đề nhạy cảm và việc nói với nửa kia của mình về chủ đề này đòi hỏi phải có sự khéo léo. Việc bày tỏ những suy nghĩ cá nhân một cách tế nhị, khéo léo sẽ đem lại rất nhiều lợi ích. Nếu bạn vẫn còn đang ngại ngùng thì có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.

Chủ đề

Việc tâm sự về “chuyện ấy” có thể nhằm các mục đích, chủ đề khác nhau, ví dụ như:

  • Sức khỏe tình dục
  • Tần suất “thân mật” mong muốn
  • Làm sao để tăng cảm xúc
  • Đề xuất những điều mới lạ
  • Cảm giác của nửa kia ra sao và có cần cải thiện gì hay không

Việc nói về những chủ đề này còn giúp hai người hiểu nhau hơn và từ đó củng cố tình cảm giữa hai người.

Ngoài nói chuyện về cảm xúc khi “yêu”, những chủ đề quan trọng hơn ví dụ như các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay các biện pháp kiểm soát sinh sản cũng quan trọng không kém. Mặc dù khó mở lời nhưng khi đã quan hệ tình dục thì đây đều là những chủ đề cần được thảo luận. Việc lảng tránh những chủ đề quan trọng này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và nếu như mang thai ngoài ý muốn thì có thể làm lỡ dở tương lai của cả hai người

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Việc chủ động nói về tình trạng sức khỏe của bạn với người mà bạn sẽ quan hệ là việc rất khó. Mặc khác, cũng không hề dễ mở lời hỏi về sức khỏe của người kia chứ chưa nói đến chuyện đề nghị đi xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, đây lại là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cả hai, vì:

  • Cứ 8 người nhiễm HIV thì lại có 1 người không hề biết mình bị nhiễm bệnh. Theo thống kê, ở những người trẻ trong độ tuổi dưới 25, khoảng 44% số người nhiễm HIV đều không biết về điều này.
  • Gần như tất cả những ai có quan hệ tình dục đều sẽ bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó.
  • Chlamydia – một bệnh lây truyền qua đường tình dục - có thể gây vô sinh ở phụ nữ và nhiễm trùng tuyến tiền liệt ở nam giới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Số trường hợp mắc bệnh giang mai đã tăng mạnh từ đầu những năm 2000 và tỷ lệ mắc mới cũng tăng dần theo từng năm.

Việc biết được tình trạng sức khỏe tình dục của bạn và người ấy sẽ giúp cả hai tránh được những căn bệnh này.

Nếu người kia cảm thấy ngại và không muốn đi kiểm tra, xét nghiệm thì bạn có thể chủ động đề nghị cả hai đi cùng nhau và sau đó chia sẻ kết quả.

Quan hệ tình dục an toàn và kiểm soát sinh sản

Giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn cũng sẽ ảnh hưởng đến cả hai người. Do đó, nếu như chưa có ý định sinh con thì mỗi khi quan hệ đều phải mang bao cao su. Bao cao su giúp bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục và có thể ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn khi được sử dụng đúng cách.

Nếu bạn là nữ và nửa kia của bạn không sử dụng bao cao su trong khi cả hai chưa sẵn sàng có con thì cần bắt đầu nói chuyện nghiêm túc.

Kiểm soát sinh sản là trách nhiệm của tất cả mọi người khi quan hệ tình dục. Hiện nay có nhiều biện pháp kiểm soát sinh sản khác nhau và nếu không biết nên lựa chọn biện pháp nào thì có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về lựa chọn phù hợp nhất.

Làm sao để nói về nhu cầu của bản thân?

Để có đời sống tình dục lành mạnh và thỏa mãn thì hai người cần nói chuyện thường xuyên, cởi mở với nhau, đặc biệt là về nhu cầu của bạn và nhu cầu của nửa kia.

Nếu bạn muốn giảm tần suất quan hệ thì hãy nói rõ với nửa kia về lý do của mình. Sau đó có thể đưa ra những lựa chọn thay thế để tăng cường tình cảm hai người, ví dụ như một buổi hẹn hò lãng mạn. Mặc khác, nếu muốn tăng tần suất thì cũng cứ thẳng thắn nói ra. Bên cạnh đó, cũng cần tôn trọng nhu cầu của đối phương và cố gắng cân đối tần suất làm “chuyện ấy” cho phù hợp với cả hai người.

Sự tự nguyện

Chỉ quan hệ tình dục khi cả hai đều đồng ý, tự nguyện. Việc ở trong một mối quan hệ lâu dài với ai đó không có nghĩa là họ đồng ý quan hệ. Do vậy, cần tôn trọng mong muốn của đối phương.

Tôn trọng những điều thích và không thích của nhau

So với nói về các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nói về những điều mình thích hay không thích trong khi “thân mật” có vẻ sẽ đơn giản hơn.

Cứ thoải mái nói với người kia về những điều mà bạn cảm thấy thoải mái và những điều khiến bạn không thoải mái trong khi quan hệ. Đồng thời, cũng cần hỏi về những điều tương tự ở bạn tình để cả hai cũng đạt được sự thoả mãn khi quan hệ.

Làm sao để mở lời?

Nếu bạn cảm thấm khó bắt đầu cuộc trò chuyện về chủ đề tế nhị thì có thể tham khảo những cách dưới đây:

Sử dụng phim để bắt đầu cuộc trò chuyện

Nếu bạn chưa biết nên mở lời ra sao và vào lúc nào thì có thể chọn cách bật một bộ phim tình cảm, có thể xen chút cảnh nóng, rủ người ấy xem cùng và lựa thời điểm bắt đầu nói về chuyện đó.

Chú ý đến thời điểm

Khi nói về chủ đề nhạy cảm, thời điểm là điều rất quan trọng. Bạn không nên nói khi người đó đang mệt hay buồn ngủ và cũng không nên mở lời ngay trước hoặc sau khi quan hệ.

Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 50 trong 10 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây