1

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Bạn có biết rằng các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim KHÔNG phải lúc nào cũng bộc lộ các dấu hiệu giống nhau? Rất nhiều người bị nhồi máu cơ tim mà trước đó không hề cảm thấy tức ngực.
Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Trái tim của chúng ta có cơ co bóp để bơm máu đi khắp cơ thể. Nhồi máu cơ tim hay còn gọi là đau tim xảy ra khi cơ tim không nhận được đủ máu, dẫn đến không có đủ oxy và chất dinh dưỡng. Khi không có đủ máu chảy đến cơ tim, phần mô bị ảnh hưởng có thể bị hỏng hoặc chết. Đây là điều rất nguy hiểm và đôi khi còn gây tử vong.

Các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, nhưng lại thường là kết quả của bệnh tim trong một thời gian dài. Bình thường, mảng bám từ cholesterol, chất béo và các thành phần khác tích tụ lại ở bên trong thành mạch máu nuôi dưỡng cơ tim, khiến cho mạch máu dần hẹp lại. Đôi khi một phần mảng bám có thể bị vỡ, dẫn đến hình thành cục máu đông, gây cản trở sự lưu thông máu qua mạch đến cơ tim và dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như stress, hoạt động quá sức hoặc thời tiết lạnh khiến cho mạch máu co lại, làm giảm lượng máu chảy đến cơ tim.

Có nhiều yếu tố góp phần gây nhồi máu cơ tim như:

  • Tuổi tác
  • Di truyền
  • Cao huyết áp
  • Nồng độ cholesterol cao
  • Béo phì
  • Chế độ ăn uống có hại
  • Uống quá nhiều rượu một cách thường xuyên: nhiều hơn một ly/ngày đối với phụ nữ và nhiều hơn hai ly/ngày đối với nam giới.
  • Stress
  • Thiếu vận động

Nhồi máu cơ tim là tình trạng cần can thiệp khẩn cấp nên bạn cần hết sức chú ý đến những hiện tượng bất thường của cơ thể dưới đây để có cách ứng phó kịp thời.

Đau tức ngực

Đau ngực là một dấu hiệu phổ biến của cơn nhồi máu cơ tim. Hầu hết những người bị nhồi máu cơ tim đều trải qua hiện tượng đau hoặc khó chịu ở ngực và mô tả cảm giác này giống như bị vật rất nặng đè lên ngực. Tuy nhiên, không phải trường hợp nhồi máu cơ tim nào cũng gặp phải những dấu hiệu này.

Có nhiều người không hề thấy đau mà thay vào đó lại cảm thấy tức hay có cảm giác như ngực bị bóp nghẹt. Đôi khi tình trạng này chỉ kéo dài trong vòng một vài phút và sau đó biến mất nhưng cũng có trường hợp mà cảm giác khó chịu tái phát sau vài giờ hoặc thậm chí một ngày sau đó. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy cơ tim đang không được cung cấp đủ oxy.

Nếu bạn bị đau hoặc tức ngực thì cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Đau ở vị trí khác

Đôi khi, cảm giác đau và tức không chỉ giới hạn ở ngực mà còn xảy ra ở các vị trí khác trên cơ thể, ví dụ như:

  • Cánh tay
  • Bụng trên
  • Vai
  • Lưng
  • Cổ/họng
  • Răng hoặc hàm

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, ở phụ nữ, nhồi máu cơ tim thường gây đau ở vùng bụng dưới và phần dưới của ngực. Ngoài ra, đau vùng lưng trên cũng là một triệu chứng mà phụ nữ thường gặp phải nhiều hơn là nam giới.

Đổ mồ hôi

Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, kể cả khi không hề tập thể dục hay vận động có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của các vấn đề về tim. Khi các động mạch bị tắc nghẽn, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường để có thể bơm máu, vì vậy mà cơ thể đổ mồ hôi để giữ nhiệt độ ở mức ổn định. Đặc biệt, nếu bị ra mồ hôi lạnh thì nên đi khám ​​bác sĩ ngay.

Đổ mồ hôi về đêm cũng là một triệu chứng phổ biến của các vấn đề về tim ở phụ nữ. Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng này là do thời kỳ mãn kinh nhưng trên thực tế, nếu thức giấc giữa đêm mà thấy áo ướt đẫm hoặc mất ngủ do đổ nhiều mồ hôi thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhồi máu cơ tim.

Mệt mỏi

Mệt mỏi cũng là một một dấu hiệu nhồi máu cơ tim mà ít người nhận thức đúng. Nhiều người thường cho rằng dấu hiệu nhồi máu cơ tim này chỉ đơn giản là triệu chứng do bị cảm cúm.

Nhồi máu cơ tim có thể gây mệt mỏi, kiệt sức do áp lực mà tim phải chịu khi cố gắng bơm máu qua mạch máu bị nghẽn. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mà không rõ lý do thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề không bình thường.

Mệt mỏi và khó thở thường phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới và có thể bắt đầu từ vài tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim. Đó là lý do tại sao khi gặp phải hiện tượng này thì nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khó thở

Sự hô hấp và hoạt động bơm máu của trái tim có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Tim bơm máu để máu có thể lưu thông đến các mô và đồng thời lấy oxy từ phổi. Nếu tim không thể bơm máu bình thường thì sẽ dẫn đến kết quả là cảm giác khó thở hay thở gấp.

Khó thở đôi khi còn là một triệu chứng đi kèm với hiện tượng mệt mỏi bất thường ở phụ nữ. Ví dụ, nhiều người phản ánh rằng họ bị hụt hơi và mệt mỏi khi thực hiện những công việc rất đơn giản hay chỉ đi bộ một đoạn ngắn. Đây có thể là một dấu hiệu của nhồi máu cơ tim ở phụ nữ.

Chóng mặt

Đau đầuchóng mặt là những hiện tượng có thể xảy ra khi bị nhồi máu cơ tim và cũng thường là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ. Không ít người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, thậm chí cảm giác như sắp ngất khi đứng dậy hoặc vận động quá sức. Đây chắc chắn không phải là điều bình thường nên tuyệt đối không được coi thường.

Đánh trống ngực

Đánh trống ngực là hiện tượng mà bạn có thể cảm nhận rõ tim đang đập nhanh và mạnh trong lồng ngực, tim đập hụt một nhịp hoặc nhịp đập thay đổi bất thường. Chỉ khi tim đập đều đặn, ổn định thì máu mới được vận chuyển đi khắp cơ thể một cách hiệu quả nhất. Nếu nhịp đập của tim bị rối loạn thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhồi máu cơ tim.

Đánh trống ngực do nhồi máu cơ tim thường tạo ra cảm giác bồn chồn, lo lắng, đặc biệt là ở phụ nữ. Nhiều người còn có cảm giác như trái tim đập lên tận cổ chứ không chỉ nằm bên trong ngực.

Những thay đổi về nhịp tim là điều mà bạn không nên bỏ qua. Khi nhịp tim bị rối loạn thường xuyên thì sẽ cần có biện pháp can thiệp để nhịp tim trở lại bình thường. Nếu đánh trống ngực đi kèm với hiện tượng chóng mặt, tức ngực, đau ngực hoặc ngất xỉu thì có thể chắc chắn là đang bị cơn nhồi máu cơ tim.

Khó tiêu, buồn nôn và ói mửa

Nhiều người thường bắt đầu gặp phải chứng khó tiêu nhẹ và các vấn đề về đường tiêu hóa khác trước khi bị nhồi máu cơ tim. Lý do là bởi các cơn nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở người lớn tuổi mà đây là đối tượng thường dễ gặp phải vấn đề khó tiêu. Những triệu chứng này thường bị nhẫm lần với chứng chứng ợ nóng hoặc một vấn đề nào đó do ăn uống.

Nếu bình thường hệ tiêu hóa của bạn vẫn khỏe mạnh mà đột nhiên gặp phải chứng khó tiêu hoặc ợ nóng thì cần cẩn thận vì rất có thể là một vấn đề bất thường sắp xảy ra.

Nên làm gì khi bị nhồi máu cơ tim?

Gọi cấp cứu

Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị nhồi máu cơ tim thì nên gọi ngay cho cấp cứu hoặc thông báo cho người xung quanh ngay lập tức. Không được tự mình đi đến bệnh viện khi bị cơn nhồi máu cơ tim vì như thế rất nguy hiểm. Mặc dù có thể bạn vẫn cảm thấy tỉnh táo nhưng cơn đau ngực có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến khó thở hoặc mất nhận thức bất cứ lúc nào.

Khi gọi cấp cứu, nhân viên y tế sẽ hỏi bạn về các loại thuốc đang dùng và các loại thuốc gây dị ứng. Nếu hiện tại bạn không dùng các loại thuốc làm loãng máu và không bị dị ứng với aspirin thì bạn sẽ được hướng dẫn nhai một viên aspirin trong khi chờ xe cấp cứu đến. Còn nếu có nitroglycerin thì cũng có thể uống thêm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau ngực.

Nếu có thể thì nên mang theo đơn thuốc bạn đang dùng và bệnh sử để bác sĩ có cách xử lý phù hợp nhất.

Tại bệnh viện

Sau khi bạn được đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành đo điện tâm đồ (EKG) để xác định những bất thường trong hoạt động điện tim.

Phương pháp này còn giúp bác sĩ xác định xem cơ tim có bị tổn thương hay không và phần nào trong tim bị tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ lấy máu để xét nghiệm. Nếu bị nhồi máu cơ tim thì cơ thể sẽ tiết ra một số protein và enzyme do áp lực tác động lên tim.

Khi kết luận đúng là nhồi máu cơ tim thì bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Nếu bắt đầu điều trị trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng thì nguy cơ tổn thương tim nghiêm trọng sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Ngăn ngừa các vấn đề về tim

Theo ước tính nào năm 2013 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, trong số các ca tử vong do bệnh tim và đột quỵ thì có đến khoảng 200.000 ca là hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Ngay cả khi bạn có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim thì vẫn có một số cách để giảm khả năng bị tái phát trong tương lai.

Những người đã bị nhồi máu cơ tim cần uống đủ các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đã đặt stent tim để giữ mạch máu mở rộng hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch thì việc dùng thuốc lại càng quan trọng để ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Đôi khi, nếu cần phẫu thuật để điều trị một vấn đề khác thì bác sĩ có thể chỉ định ngừng một số loại thuốc đang dùng cho tim, ví dụ như thuốc kháng kết tập tiểu cầu (hoặc thuốc chống đông máu) Clopidogrel (Plavix), Prasugrel (Effient) hoặc Ticagrelor (Brilinta). Tuy nhiên, không được tự ý ngừng thuốc mà luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Việc ngừng đột ngột một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: dấu hiệu, cảnh báo
Tin liên quan
Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích
Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim: Rủi ro và lợi ích

Nong mạch vành sau nhồi máu cơ tim có những rủi ro và lợi ích như thế nào?

Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim
Cần làm gì khi sau nhồi máu cơ tim

Sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn nhưng bệnh vẫn hoàn toàn có thể tái phát. Vậy nên, điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì để có thể ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục bị nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Phân biệt chứng ợ nóng và nhồi máu cơ tim
Phân biệt chứng ợ nóng và nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim và ợ nóng là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có cùng một triệu chứng đó là đau tức ngực. Vì thế nên đôi khi chúng ta rất khó mà biết được mình nên gọi cấp cứu ngay lập tức hay chỉ cần uống một viên thuốc kháng axit là đủ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây